Nhận định chứng khoán: Thị trường hôm nay ghi nhận phiên giảm sâu nhất trong hơn một năm trở lại đây, trong bối cảnh thanh khoản giảm khá và thấp hơn trung bình 20 phiên.
Nhận định chứng khoán: Điểm lại phiên giao dịch 25/4
Mở cửa phiên giao dịch ngày 25/4, sắc đỏ vẫn chiếm ưu thế và điều này khiến chỉ số chính VN-Index lùi xuống dưới mốc tham chiếu. Các cổ phiếu như GAS, VCS, SAB, PNJ, FPT, MSN, BVH, PLX, MWG… vẫn chìm trong sắc đỏ và điều này tác động tiêu cực đến thị trường chung. Trong đó, GAS sau phiên bứt phá hôm thứ Sáu thì hiện điều chỉnh trở lại 3,7% xuống 108.200 đồng/cp, SAB giảm 2,5% xuống 166.000 đồng/cp, PNJ giảm 2,3% xuống 112.400 đồng/cp….
Ở chiều ngược lại, sắc xanh quay trở lại với các cổ phiếu như BCM, HVN, MBB, VIC, VRE… Trong đó, BCM tăng 4,8%, HVN tăng 1,4%, VIC tăng 1,3%…
Về nhóm ngành, chế biến thủy sản nối tiếp đà giảm từ phiên cuối tuần trước, các cổ phiếu trong nhóm đều giảm giá mạnh. Trong đó có nhiều mã nằm sàn như ANV, ACL. Một số cổ phiếu khác như FMC lao dốc gần 6%, VHC và IDI cùng lùi hơn 4%…
Trong khi đó, nhóm cổ phiếu họ FLC có phiên hồi phục thứ 2 liên tiếp. ART và KLF đang hiện sắc tím, AMD, FLC, HAI hay ROS cùng tăng mạnh ở mức 4%-5%.
Đà suy thoái bắt đầu
Áp lực bán bị đẩy lên mức cao và điều này khiến VN-Index lùi sâu xuống dưới mốc tham chiếu, trong đó, SAB giảm 3,1%, GAS giảm 3,4%, PNJ giảm 2,2%, FPT giảm 1,9%, MWG giảm 1,5%….
Ngành bán lẻ cũng chịu chung sức ép điều chỉnh với VGC và HAX giảm gần 3%, FRT và MWG giảm gần 4%, MWG cũng là mã ảnh hưởng xấu đến chỉ số VN30 khi làm mất gần 2 điểm của chỉ số.
Ngược lại, mặc dù giá dầu Brent thế giới đang lùi về mốc 100 USD/thùng, tuy nhiên, một số cổ phiếu dầu khí lại cho thấy sự trái chiều khi PVD và PVS tăng hơn 1%, BSR tăng nhẹ dưới 1%, PVC tăng hơn 3%.
***Điểm tin đầu giờ 26/4: Đọc gì trước giờ giao dịch***
Giao dịch trên thị trường diễn ra thận trọng và khiến thanh khoản duy trì ở mức thấp. Tạm dừng phiên sáng, chế biến thủy sản là ngành giảm mạnh nhất thị trường với mức giảm 6.71%. Ngược lại, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí là ngành tăng mạnh nhất với mức tăng 0.15%.
VN-Index tạm dừng phiên sáng giảm 33,03 điểm xuống 1.346,2 điểm (-2,39%). HNX-Index giảm 5,29 điểm xuống 353,83 điểm (-1,47%). UPCoM-Index giảm 1,51 điểm xuống 102,64 điểm (-1,45%).
Thanh khoản thị trường duy trì ở mức thấp với tổng giá trị khớp lệnh đạt 9.831 tỷ đồng, giảm 21,5%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 19,6% xuống 8.660 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng khoảng hơn 17 tỷ đồng.
Về nhóm ngành, hàng loạt cổ phiếu trong các nhóm như thủy sản, may mặc hay phân bón cùng nằm sàn la liệt. Có thể kể đến một số mã như ANV, VHC, IDI, DCM, DPM, TNG, GIL…
Phiên chiều rơi tự do
Phiên chiều trở lại với đà giảm rất mạnh, hiện tại rổ VN30 các cổ phiếu ngập trong sắc đỏ, không một mã nào xanh, trong khi đó FPT giảm sàn, BID, PNJ cũng đang cho thấy khả năng chạm sàn là rất cao khi giảm 6,8%
Hiện VN-index bị đạp xuống 1328 điểm, giảm 50 điểm
Tại HNX30 sắc đỏ cũng ngập tràn, cổ phiếu L14 cùng TNG giảm kịch sàn, theo sau có LAS giảm 9%, VCS fiamr 7,8%, CEO giảm 7,9%…trước một diễn biến bi quan, tại rổ HNX30 vẫn còn vài mã giữ được sắc xanh như DTD, SLS, TAR, PVB, TVC trong đó TVC còn tím lịm.
Hiện HNX-index giảm 10 điểm xuống 349 điểm. Tổng số mã giảm trên cả 3 sàn 766/210 mã xanh điểm
Đi ngược với xu hướng giảm của thị trường, nhóm cổ phiếu họ “FLC” phủ xanh, phủ tím và đạt khối lượng tương đối, tuy nhiên khối ngoại đang có chiều hướng bán ra nhóm cổ phiếu này .
VNindex tiếp tục lùi sâu về 1311 giảm tới hơn 66 điểm ( số mã giảm sàn 81 mã ) – HNX giảm hơn 17 điểm ( số mã sàn 23 mã ) – Upcom giảm 4,3 điểm ( 13 mã sàn )
Thi nhau bán tháo ở ngay cả cổ phiếu trụ
Áp lực bán tháo xảy ra trên diện rộng, nhóm ngành nào cũng có mã giảm sàn, ngay cả nhóm cổ phiếu vua, nhóm trụ của các chỉ số cũng không nằm ngoài cuộc chơi khi TCB, VIB, BID, SSB, VPB, EIB, CTG, STB, OCB, MSB, LPB là những cổ phiếu lao dốc mạnh khi phiên chiều mở cửa.
Nhóm chứng khoán đã xấu nay thêm cú bồi khá đau thì việc cắm đầu lùi lũi đi xuống là điều dễ hiểu. Các anh lớn ngành này sàn hàng loạt như VCI, VND, SSI, HCM, VDS hay SHS. Hiện khối ngoại bán mạnh nhất cổ phiếu VND với hơn 1 triệu đơn vị
Hiện VNindex giảm 78 điểm ( mã sàn 160 ) – HNX giảm 22 điểm ( mã sàn 47 ) – UPcom giảm 5,24 điểm ( mã sàn 17 )
VN-index rút ngắn đà giảm về cuối phiên nhờ sựu hồi phục ít ỏi của những cổ phiếu như VCB cùng 2 mã nhà “Vingroud” VHM và VIC, đã giúp chỉ số này đóng cửa ở mức 1.310,95 điểm giảm 68,31 điểm ( -4,95%). HNX-Index giảm 21,61 điểm (-6,02%) xuống 337,51 điểm. UPCoM-Index giảm 4,61 điểm (-4,43%) xuống 99,54 điểm.
Thanh khoản thị trường giảm so với phiên trước, tổng giá trị khớp lệnh đạt 22.228 tỷ đồng, giảm 16%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 15% còn 19.576 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng hơn 210 tỷ đồng ở sàn HoSE, trong đó SBT và VRE là hai mã được mua ròng nhiều nhất. Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 14.4 tỷ đồng, trong đó PVS là mã được mua ròng nhiều nhất.
Nhận định chứng khoán 26/4: Dòng tiền bắt giá thấp sẽ xuất hiện
Thị trường hôm nay ghi nhận phiên giảm sâu nhất trong hơn một năm trở lại đây, trong bối cảnh thanh khoản giảm khá và thấp hơn trung bình 20 phiên. Nguyên nhân chủ yếu do tâm lý nhà đầu tư đã quá chán nản, điều này đã thấy khi nhà đầu tư bán ra trong tuần từ 18 – 24/4 đạt gần 6000 tỷ đồng.
Nhà đầu tư không nên trung bình giá lúc này do thị trường vẫn đang trong trạng thái dowtrend, mặc dù diễn biến khối ngoại đang cho thấy mạch mua ròng phiên thứ 7 liên tiếp tuy nhiên so với tổng thanh khoản thị trường thì giá trị của khối này chưa thấm bao nhiêu, tuy vậy đây cũng là một chỗ dựa tinh thần cho nhà đầu tư trong giai đoạn loạn lạc này. Cùng với đó hạn chế sử dụng đến margin, tránh tài khoản bị call mà phải buộc thán tháo cổ phiếu.
Nếu xét trên khía cạnh định giá thì P/E của VN-Index sau phiên hôm nay là khoảng 15,5 lần, xấp xỉ mức trung bình 5 năm. Trong khi đó, P/E của VN30 chỉ có 14,8 lần, thấp hơn mức trung bình 5 năm. Với định giá như trên việc thị trường tiếp tục giảm mạnh là tương đối thấp khi phút cuối phiên 26/4 VN-index vẫn giữ vững được ngưỡng hỗ trợ tâm lý 1300 điểm
Thanh khoản giảm so với phiên trước, cho thấy dòng tiền vẫn chưa có động thái mua mạnh mặc dù chỉ số giảm sâu. Đối với VN30 đóng cửa gần vùng 1358 điểm đây là vùng hỗ trợ tốt từ tháng 7/2021 đến nay. Dự báo dóng tiền bắt đáy sẽ xuất hiện trong phiên giao dịch 26/4 có thể làm giảm đà rơi của thị trường.
Nhận định chứng khoán: Cổ phiếu đáng quan tâm
* Cổ phiếu ngân hàng: VPB, HDB, CTG, BID, MBB ( nắm giữ trung, dài hạn)
* Bảo hiểm: BVH, BMI
* Bất động sản: NLG
* Bất động sản khu công nghiệp: KBC, SZC
* Đầu tư công:
* Phân bón hóa chất: DGC, DPM
* Xuất nhập khẩu, thủy sản: VHC, ANV
* Chứng khoán:
* Vật liệu cơ bản: HPG, NKG ( nắm giữ trung, dài hạn)
* Dầu khí: BSR, PVD, GAS
* Vận tải cảng: HAH
* Xây dựng: HBC
* Chăn nuôi: DBC
* Bán lẻ: DGW, MWG, FPT
* Mía đường: QNS
* Dệt may: TNG, GIL
* Ngành nhựa:
* Hàng không: HVN ( nắm giữu dài hạn)
* Nông nghiệp: BAF
* Y tế: TNH
* Xây lắp điện: PC1
Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định trên là nguồn thông tin tham khảo. Khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
JM – ViMoney