Nhận định chứng khoán ngày 3/3: Giằng co quanh 1480 – 1490 điểm

Nhận định chứng khoán ngày 3/3: Giằng co quanh 1480 - 1490 điểm

Xu hướng ngắn hạn của thị trường trở nên tiêu cực hơn khi VN-Index ghi nhận một phiên giảm điểm khá kèm thanh khoản gia tăng. 

Nhận định chứng khoán: Điểm lại phiên giao dịch 2/3

Giá dầu thế giới liên tục tăng, đã tác động tích cực đến nhóm cổ phiếu như PVS, PVD, PLX và GAS. Mở cửa các cổ phiếu này đã đạt mức tăng khá tốt, tăng mạnh nhất thuộc về PVS, PVD với hơn 6%. Bên cạnh đó nhóm cổ phiếu thép sau 12 phiên tăng liên tục, đã có sự phân hóa khi chỉ còn những anh lớn như HPG, HSG, NKG tăng điểm.

Sức ép đến từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, trong đó sung lực đến từ nhóm cổ phiếu vua, một sắc đỏ bao trùm ngành ngân hàng, các mã như MBB, TCB, VPB, CTG, STB, VCB, HDB, LPB…đều giảm trên 2%

Tuy nhiên, sắc đỏ có phần áp đảo nhóm vốn hóa lớn, trong đó, hàng loạt cổ phiếu ngân hàng như VPB, MSB, STB, LPB, HDB, CTG… đều chìm trong sắc đỏ. Trong đó, VPB giảm 1,5% STB giảm 1,7%, LPB giảm 1,6%, HDB giảm 1,2%.

Đến 10h30, tại HNX30 độ rộng đang có phần nghiêng về phía tích cực, lực mạnh vẫn góp công của cổ phiếu dầu khí như PVS, PVB, trong đó PVC được kéo lên kịch trần. Cạnh đó LAS, NBC, BVS, IDC, SHN đồng loạt tăng 1,7%…góp phần giúp chỉ số HNX-index tăng điểm. Hiện tại chỉ số này đang tăng 0,7 điểm (0,15%) lên 444.24 điểm.

Giữa bối cảnh ảm đạm của thị trường chung trước sức ép của các nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn ngành tài chính, một số nhóm ngành vốn hóa nhỏ hơn như khai khoáng (chủ yếu là các mã liên quan đến dầu khí như PVB, PVC, PVD,…) và thủy sản (nhóm ngành cá tra như VHC, ANV, IDI) lại chứng kiến mức tăng giá mạnh.

Chỉ số tiếp tục đi xuống khi áp lực từ nhóm ngân hàng khá đáng kể, lực bán khá mạnh, đẩy các cổ phiếu như MBB giảm 4,2%, VIB giảm 2,5%, CTG giảm 2,7%, SHB giảm 2,6%…

VN-Index hiện giảm 9,65 điểm xuống 1.489,13 điểm (-0,64%). HNX-Index giảm 0,04 điểm xuống 443,52 điểm (-0,01%). UPCoM-Index giảm 0,64 điểm xuống 111,74 điểm (-0,57%).

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 13,62 điểm xuống 1.485,16 điểm (0,91%). HNX-Index giảm 1,95 điểm xuống 441,61 điểm (-0,44%). UPCoM-Index giảm 0,92 điểm xuống 111,46 điểm (-0,82%).

Thanh khoản thị trường tăng mạnh so với sáng phiên hôm qua. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 22.048 tỷ đồng, tăng 20%, trong đó, giá trị khớp lệnh tăng 23,4% lên mức 18.799 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trên 670 tỷ đồng trong buổi sáng đỏ lửa của thị trường, tính trên cả ba sàn. Các mã bị bán ròng nhiều nhất là HPG (92.5 tỷ đồng), VND (67.6 tỷ đồng), KBC (63 tỷ đồng), HDB (62.8 tỷ đồng).

***Điểm tin đầu giờ 3/3: Đọc gì trước giờ giao dịch***

Sự sụt giảm mạnh có nguyên do chủ yếu đến từ ảnh hưởng của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Trong 10 cổ phiếu tác động tiêu cực đến VN-Index thì 8 mã là ngân hàng, 2 mã còn lại là VIC và VHM. BID (-3.85%) là mã tạo áp lực nặng nề nhất lên chỉ số.

Trong sự đi xuống của cả thị trường, một số ngành vẫn tăng giá như dầu khí, thủy sản và thép. Cổ phiếu của các hãng tôn mạ HSG (+1.5%), NKG (+3%), công ty thương mại thép như TLH (+1.3%) có mức tăng giá tích cực.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 13,26 điểm xuống 1.485,52 điểm (-0,88%). HNX-Index giảm 1,31 điểm xuống 442,25 điểm (-0,3%). UPCoM-Index giảm 0,58 điểm xuống 111,8 điểm (-0,52%).

Thanh khoản thị trường duy trì ở mức cao với tổng giá trị khớp lệnh đạt 34.216 tỷ đồng, giảm 16% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 18% lên 29.332 tỷ đồng.

Giá trị bán ròng của khối ngoại nới rộng ra trong phiên chiều, lên đến con số 1,063 tỷ

Nhận định chứng khoán 3/3: Giằng co ở vùng giá thấp

Đà tăng tiếp tục duy trì ổn định vào đầu giờ phiên sáng khiến VN-Index có lúc chạm ngưỡng 1.500 điểm. Tuy nhiên áp lực bán từ nhóm cổ phiếu trụ gia tăng đã làm chỉ số đảo chiều giảm 13 điểm, đóng cửa tại mốc 1.485 điểm. Điểm số sụt giảm nhanh cũng khiến dòng tiền bắt đáy xuất hiện, đồng thời kéo thanh khoản gia tăng đột ngột. Tổng giá trị giao dịch phiên hôm nay đạt hơn 30.000 tỷ đồng. 

Xu hướng ngắn hạn của thị trường trở nên tiêu cực hơn khi VN-Index ghi nhận một phiên giảm điểm khá kèm thanh khoản gia tăng. Nguyên nhân có thể đến từ việc lo ngại các hoạt động thanh toán với Nga sẽ bị ảnh hưởng trong thời gian tới. 

Nhìn chung tình hình giữa Nga và Ukraine sẽ tiếp tục là vấn đề đáng lưu tâm nhất thời điểm hiện tại đối với giới đầu tư. Những động thái theo hướng giảm căng thẳng cũng như leo thang căng thẳng có thể sẽ “lái” thị trường theo hướng mà không ai có thể đoán trước được.

Tuy nhiên, nếu theo dõi kỹ thì có thể thấy là thị trường Việt Nam phản ứng khá tốt trước những thông tin tiêu cực ra gần đây khi chỉ điều chỉnh nhẹ và nhanh chóng bật lên phiên sau đó.

Điểm đáng lo ngại lúc này là việc nhóm ngân hàng đang có dấu hiệu bị bán tương đối mạnh thể hiện qua việc thanh khoản nhóm này gia tăng mạnh trong phiên hôm nay. Còn các nhóm ngành khác nhìn chung vẫn tương đối ổn. Do đó, trong phiên giao dịch tới, VN-Index có thể sẽ biến động giằng co và rung lắc với biên độ trong khoảng 1.450-1.500 điểm để ổn định cung cầu. 

Trước áp lực cản của ngưỡng tâm lý 1.500 điểm và dòng tiền vẫn trong trạng thái thận trọng, đặc biệt là tại nhóm VN30, thị trường tiếp tục quay trở lại diễn biến suy yếu.

Thị trường có thể sẽ tiếp tục xuất hiện các nhịp tăng giảm đan xen và VN-Index vẫn có thể còn biến động trong vùng 1.489 – 1.512 điểm. Đồng thời, dòng tiền vẫn đang phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu cho nên các nhà đầu tư nên chú ý vào xu hướng ở từng cổ phiếu, nhưng độ rộng thị trường đang có dấu hiệu hạ nhiệt cho nên các nhà đầu tư ngắn hạn nên hạn chế giải ngân mới vì khả năng thị trường vẫn có thể sẽ xuất hiện thêm nhịp giảm ở 1-2 phiên tới. 

Exit mobile version