Thị trường tiếp tục diễn biến theo chiều hướng suy yếu sau khi VN-Index đánh mất vùng 1.500 điểm. Áp lực bán vẫn đang gây sức ép lên thị trường, thể hiện qua thanh khoản duy trì ở mức trên trung bình 50 phiên tại VN-Index và VN30-Index.
Nhận định chứng khoán: Điểm lại phiên giao dịch 8/3
VN-Index rớt hơn 13 điểm ngay khi kết phiên ATO. Nhưng chỉ sau khoảng vài phút giao dịch, VN-Index đã cho thấy nhiều tín hiệu tích cực và hiện chỉ còn giảm hơn 4 điểm. Một số nhóm ngành đang quay trở lại với sắc xanh.
Tuy nhiên, đà giảm của các chỉ số dần được thu hẹp lại khi nhóm hàng hóa cơ bản lấy lại được sự hưng phấn sau ít phút rung lắc. Ở nhóm phân bón, LAS tăng 6,8%, DDV tăng 5,4%, BFC tăng 5,1%…
***Điểm tin đầu giờ 9/3: Đọc gì trước giờ giao dịch***
Nhóm tài chính, ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm đang giao dịch trong tâm thế tiêu cực khi sắc đỏ chủ đạo đang hiện diện trong nhóm này. Đối lập với thị trường, một số cổ phiếu chứng khoán lại biến động tương đối tích cực như SSI tăng 2,9% lên 48.150 đồng/cp. BVS tăng 2,2% lên 40.900 đồng/cp, VIX tăng 1,5% lên 23.400 đồng/cp.
Đến 10h40, áp lực bán gia tăng, khá nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn chịu áp lực bán mạnh, trong đó, VCB giảm đến 2,8% xuống 82.500 đồng/cp, MBB giảm 1,7%, BID giảm 1,3%, PLX giảm 1,3%..
Phiên sáng đóng của, VN-Index giảm 6,07 điểm xuống 1.492,98 điểm (-0,4%). HNX-Index giảm 1,15 điểm xuống 451,71 điểm(-0,25%). UPCoM-Index giảm 0,01 điểm xuống 113,21 điểm (-0,01%) .
Thanh khoản thị trường giảm nhẹ so với phiên sáng hôm qua. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 20.338 tỷ đồng, giảm 5,9%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 4Khối lượng giao dịch của VN-Index ghi nhận trong phiên sáng đạt hơn 546.6 triệu đơn vị, với giá trị giao dịch gần 18 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận khối lượng giao dịch đạt hơn 83 triệu đơn vị, với giá trị giao dịch đạt hơn 2.3 ngàn tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng gần 500 tỷ đồng ở riêng sàn HoSe trong phiên sáng nay.
Phiên chiều trở lại với áp lực xả mạnh, sắc đỏ lan ra trên diện rộng khiến các chỉ số đồng loạt giảm mạnh vào giữa phiên chiều. VN-Index có thời điểm giảm tới 20 điểm. Tương tự, HNX-Index cũng giảm sâu.
Các cổ phiếu có yếu tố thị trường cao như CEO, DIG, CII, LDG… đều lao dốc rất mạnh. CEO giảm 6,3%, DIG giảm 6%, LDG giảm 4,5%…Bên cạnh đó, các cổ phiếu như GAS, VCB, HPG, PLX… cũng đồng loạt giảm sâu.
Nhóm vốn hóa lớn đè mạnh thị trường.GAS, HPG, VHM giảm sâu, chỉ riêng những mã này đã khiến chỉ số giảm tới gần 10 điểm. Hai nhóm có vốn hóa lớn nhất thị trường là ngân hàng và bất động sản chìm trong sắc đỏ.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 25,34 điểm (-1,69%) xuống 1.473,71 điểm. Toàn sàn có 95 mã tăng, 370 mã giảm và 34 mã đứng giá. HNX-Index giảm 6,97 điểm (-1,54%) xuống 445,89 điểm. Toàn sàn có 83 mã tăng, 172 mã giảm và 41 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,61 điểm (-,54%) xuống 112,61 điểm.
Thanh khoản thị trường về cuối phiên dâng cao và đạt khối lương cao hơn phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 38.595 tỷ đồng, tăng 7,4% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 7,8% lên mức 32.233 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng hơn 1.500 tỷ đồng trên sàn HoSE.
Nhận định chứng khoán 9/3: Phục hồi quanh ngưỡng 1485 – 1490 điểm
VN-Index đang có những bước đi khó lường trong biên độ rộng do diễn biến phức tạp của thế giới. Có thể thị trường sẽ e dè trong những phiên tới, hoặc có thể sẽ có những dòng tiền nhanh nhạy bắt đáy và đẩy chỉ số bật lên.
Thị trường tiếp tục diễn biến theo chiều hướng suy yếu sau khi VN-Index đánh mất vùng 1.500 điểm. Áp lực bán vẫn đang gây sức ép lên thị trường, thể hiện qua thanh khoản duy trì ở mức trên trung bình 50 phiên tại hai chỉ số của VN-Index và VN30-Index.
Xu hướng ngắn hạn của thị trường đang trở nên tiêu cực hơn khi VN-Index ghi nhận một phiên giảm mạnh, kèm thanh khoản gia tăng. Có nhiều lý do tạo nên phiên giảm điểm ngày hôm nay, tuy nhiên yếu tố tâm lý nhà đầu tư đóng góp cho hành động bán tháo vào cuối phiên.
Thị trường nói chung và VN-Index nói riêng vẫn còn chịu sức ép từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, trong khi dòng tiền sẽ nhanh chóng quay lại đối với nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ đà tăng của giá hàng hóa cơ bản trong các phiên sắp tới.
Nếu như không có những sự kiện tiêu cực xảy ra trong đêm nay thì VN-Index có thể hồi phục trở lại trong phiên tiếp theo 9/3. Tuy nhiên xung lực sẽ không mạnh mẽ như 2 phiên phục hồi trước đó vào ngày 25/1 và 15/2. Với một cây nến rút chân về cuối phiên khả năng VN-index sẽ phục hồi về ngưỡng 1485 – 1490 điểm
Nhà đầu tư hạn chế mở mua mới trong giai đoạn này. Có thể xem xét canh bán dần, giữ tỷ trọng an toàn, hạn chế tối đa mergin, tập trung vào nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. Các nhóm đang có dòng tiền vận động khá tốt đó là ngành hóa chất, thép, vận tải cảng, bán lẻ và khai khoáng.
Nhận định chứng khoán: Cổ phiếu đáng quan tâm
* Cổ phiếu ngân hàng:
* Bất động sản: NLG, KDH
* Bất động sản khu công nghiệp: KBC, SZC
* Phân bón hóa chất: DGC, DPM
* Xuất nhập khẩu, thủy sản: VHC
* Chứng khoán:
* Vật liệu cơ bản: HPG ( nắm giữ trung, dài hạn)
* Dầu khí: PVD, OIL, GAS, BSR ( nắm giữ ngắn hạn)
* Xây dựng: HBC
* Chăn nuôi: DBC
* Bán lẻ: MWG, DGW
* Mía đường: QNS
* Dệt may: TNG, GIL
* Ngành nhựa: APH ( nắm giữ trung hạn)
* Hàng không: HVN
Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định trên là nguồn thông tin tham khảo. Khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.