Nhận định thị trường ngày 14/1: Bất động sản trở lại

Nhận định thị trường ngày 14/1: Bất động sản trở lại

Nhận định thị trường: Khối ngoại quay lại bán ròng, VN-index dừng chân dưới 1500 điểm. Thị trường trong vài phiên tới có lẽ sẽ tích lũy quanh vùng hỗ trợ này

Nhận định thị trường: Điểm lại phiên giao dịch 13/1

Mở cửa phiên giao dịch các chỉ số đều trong sắc xanh trước sự nâng đỡ của nhiều cổ phiếu trụ cột, trong đó, các cổ phiếu thuộc nhóm ngân hàng và dầu khí đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ thị trường chung.

Cổ phiếu BID tiếp tục là điểm sáng nhất trong nhóm ngân hàng khi tăng 4,3% lên 44.000 đồng/cp, kế đó MBB tăng 3,8% lên 30.350 đồng/cp, STB tăng 2% lên 35.400 đồng/cp, VCB tăng 1,9% lên 81.500 đồng/cp.

Tại nhóm dầu khí PVD tăng 3,5% lên 32.650 đồng/cp, PVS tăng 2,1% lên 29.100 đồng/cp, GAS tăng 1,4% lên 109.500 đồng/cp.

Hàng loạt cổ phiếu thuộc nhóm bất động sản tiếp tục giao dịch tiêu cực và bị bán về mức giá sàn như HQC, DRH, CII, QCG, LDG, NBB, OGC…

Đến 10h30, nhóm ngân hàng Đà tăng của hàng loạt cổ phiếu ngân hàng được nới rộng, trong đó, BID tăng trần lên 45.100 đồng/cp, MBB tăng 5,5%, CTG tăng 5,4%, HDB tăng 4,2%, VCB tăng 4,1%, LPB tăng 3,9%…

Bất động sản tiếp tục diễn biến tiêu cực, khi cổ phiếu leader như DIG đang giảm giảm tới 7,1%, DXG giảm 5,2% và 3 anh em nhà VIN đều giảm, nhiều cổ phiếu có tên tuổi khác, cũng như hàng nóng của nhóm BĐS tiếp tục chìm vào sắc đỏ đến lúc này, mức độ giảm sâu và rộng còn mạnh hơn đầu phiên sáng.

Nhóm dầu khí nhà PVN vẫn đa số tăng giá, nhưng mức tăng có vẻ đang yếu dần đi so với đầu phiên như BSR, GAS, PVS. Thậm chí POW, PVB, PVT và 1 số mã khác đã chuyển qua giảm giá, trong đó POW giảm hơn 3%.

2 chỉ số sàn HNX và UPCoM vừa bị đẩy xuống dưới tham chiếu, 1 phần lớn do các cổ phiếu nóng nhóm BĐS và xây dựng giảm sâu. CEO, IDC đang giảm tới 9.9%.

Nhóm BĐS khu công nghiệp quay qua chơi với sắc đỏ nhiều hơn, trong đó SNZ giảm gần 9%, BCM giảm 6%, VRG giảm hơn 12%, IDC 9.9%… trong số các tên tuổi nổi bật khác, chỉ có NTC, SZC còn tăng giá lẻ loi.

Nhóm chứng khoán cũng quay quả giảm, dù đầu phiên còn khởi sắc. Tính trên 3 sàn, nhóm này chỉ còn 6 trên 33 mã (có khớp lệnh) tăng giá, ngược lại 24 mã giảm giá, trong đó có cả SSI, VCI, VND, HCM…

HNG tiếp tục đo sàn với hơn 11 triệu dư bán ở mức giá sàn, đồng thời HAG cũng quay qua giảm hơn 2%, bất chấp lãnh đạo doanh nghiệp tuyên bố sẽ lãi lớn cho năm 2022.

VN-Index tăng 10,41 điểm (0,69%) lên 1.520,92 điểm. HNX-Index giảm 0,56 điểm (-0,12%) xuống 473,08 điểm trước áp lực quá lớn từ nhóm bất động sản gồm CEO, IDC hay L18.

Đóng cửa phiên sáng, VN-Index giảm 0,36 điểm xuống 1.510,15 điểm. HNX-Index giảm 6,9 điểm xuống 466,74 điểm. UPCoM-Index giảm 0,72 điểm xuống 113,47 điểm.

***Điểm tin đầu giờ 14/1: Đọc gì trước giờ giao dịch***

Thanh khoản thị trường giảm so với phiên sáng hôm qua. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 21.807 tỷ đồng, giảm 22%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 16,8% xuống còn 19.230 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng trên 160 tỷ đồng ở sàn HoSE.

Thời điểm 14h30, áp lực bán của thị trường tiếp tục bị đẩy lên mức cao, đà giảm của nhóm cổ phiếu bất động sản lan rộng đến nhiều nhóm ngành cổ phiếu, trong đó, BCM giảm sàn, VRE giảm 4,2%, GVR giảm 3%…

Nhóm cổ phiếu họ FLC tiếp tục bị bán tháo với FLC, AMD, HAI, ROS, KLF, ART đều sàn. Trong đó, FLC dư bán sàn gần 60 triệu cp, ROS dư bán sàn 100 triệu cp, AMD hơn 23 triệu cp, HAI dư bán sàn gần 20 triệu cp. Biến cố bán chui cổ phiếu FLC của Chủ tịch Trinh Văn Quyết đang gây ra một hệ quả lớn cho nhóm cổ phiếu này.

VN-Index hiện giảm 13,31 điểm (-0,88%) xuống 1.497,2 điểm. HNX-Index giảm 10,1 điểm (-2,13%) xuống 463,54 điểm. UPCoM-Index giảm 1,89 điểm (-1,66%) xuống 112,3 điểm.

Phiên giao dịch đóng cửa, VN-Index giảm 14,46 điểm xuống 1.496,05 điểm. HNX-Index giảm 12,81 điểm xuống 460,83 điểm. Toàn sàn có 65 mã tăng, 201 mã giảm và 22 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 1,52 điểm xuống 112,67 điểm.

Giao dịch khối ngoại

Thanh khoản thị trường giảm so với phiên hôm qua với tổng giá trị khớp lệnh đạt 33.636 tỷ đồng, giảm 18%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 15% và đạt 29.515 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng trở lại khoảng 110 tỷ đồng ở sàn HoSE.

Nhận định thị trường 14/1: Phiên phục hồi của cổ phiếu bất động sản

Thị trường ghi nhận một phiên giảm điểm do sức ép đến từ nhóm cổ phiếu bất động sản, thanh khoản giảm và ở mức trung bình 20 phiên. Trong đó, đà sụt giảm của nhóm cổ phiếu này có thể đến từ hoạt động chốt lời bảo vệ thành quả sau những kỳ vọng thái quá về giá đất, cũng như mức tăng khá nóng trong thời gian qua.

Tuy trải qua một phiên điều chỉnh khá mạnh nhưng VN-Index vẫn đóng cửa trên đường MA20, chỉ số có lẽ sẽ tích luỹ và kiểm tra quanh ngưỡng 1.500 trong những phiên tới.

Cổ phiếu trong rổ VN30 phiên nay giao dịch khá trầm lắng, đây là cơ hội để quay lại nhóm cổ phiếu bluechips khi biến động của thị trường đang khá cao. Việc thị trường rung lắc sẽ ảnh hưởng nhiều đến nhóm cổ phiếu đã tăng mạnh trong thời gian vừa qua trong khi nhóm bluechips cũng đã tạo được nền tích lũy kéo dài và khả năng giảm cũng sẽ ít hơn.

Nhịp hồi phục của thị trường bị chặn đứng khi vấp lực chốt lời dâng cao cũng như tâm lý nghỉ tết cận kề, dòng tiền có thể được bảo toàn và sự vận động sẽ chậm lại. Sức ép từ nhóm bất động sản đã ảnh hưởng không nhỏ đến đà tăng của chỉ số, tuy nhiên phiên giảm 13/1 không thực sự tiêu cực khi mà thanh khoản khớp lệnh đã suy giảm so với phiên tăng trước đó và chỉ xấp xỉ mức trung bình. 

Về kĩ thuật, xu hướng chính của VN-Index vẫn là xu hướng tăng khi chỉ số duy trì trên hai đường hỗ trợ EMA34 và EMA89. Tuy nhiên, chỉ báo RSI và MACD đã hướng xuống báo hiệu có thể giảm trong ngắn hạn.

Dự báo trong phiên giao dịch tới, VN-Index sẽ có quán tính giảm điểm trong phiên sáng để VN-Index kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1.490 – 1.495 điểm, và xa hơn là vùng hỗ trợ 1.520 – 1.525 điểm. Sự giằng co được kỳ vọng sẽ xuất hiện ở vùng giá thấp và có thể giúp chỉ số có sự hồi phục nhất định sau đó, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày.

Khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế bán ra trong lúc này mà nên chờ những nhịp hồi phục của thị trường để bảo toàn tối đa được lợi nhuận, nên xem xét gia tăng tỷ trọng khi VN-Index chạm các vùng hỗ trợ 1,450 – 1,485.

Nhận định thị trường: Cổ phiếu đáng quan tâm

* Cổ phiếu ngân hàng: BID, STB, TPB

* Bất động sản: VHM, DIG, KBC, DXG, NLG

* Phân bón hóa chất: DGC, DPM, DCM, CSV

* Xuất nhập khẩu, thủy sản: VHC, ANV

* Chứng khoán: SSI

* Dầu khí: BSR, GAS, PVD

* Xây dựng: VCG, HBC

* Chăn nuôi: DBC

* Bán lẻ: MWG

Exit mobile version