Nhận định thị trường ngày 14/2: Vận động quanh ngưỡng 1500 điểm

Nhận định thị trường ngày 14/2: Vận động quanh ngưỡng 1500 điểm

Nhận định thị trường: Trong phiên giao dịch ngày 11/02/2022, VN-Index xuất hiện mẫu hình nến Spinning Top tại vùng kháng cự 1,500-1,510 điểm 

Nhận định thị trường: Điểm lại phiên giao dịch ngày 11/2

Như dự đoán, phiên giao dịch cuối tuần mở cửa (11/2), sắc đỏ áp đảo, bao trùm nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và điều này khiến các chỉ số rung lắc. VIC tiếp tục nổi bật với tốc độ lao dốc khi giảm 1,1% xuống 83.100 đồng/cp và vẫn bị khối ngoại bán ròng. Bên cạnh đó, các cổ phiếu như VHM, BCM, MWG, HPG, SAB… cũng chìm trong sắc đỏ.

Ở chiều ngược lại, nhóm dầu khí và một số mã thuộc nhóm ngân hàng giao dịch tích cực giúp nâng đỡ thị trường chung. PVD tăng 1,8%, PVS tăng 1,4%, CTG tăng 0,7%, MBB tăng 0,4%, LPB tăng 0,6%…

Đến 10h30, các cổ phiếu nhóm bất động sản như L14, CEO, DIG giảm mạnh, cùng với CII, LDG cũng giảm gần 2%. VIC tiếp tục đi xuống khi mất 2,1% còn 82.100/cp khi khối ngoại vẫn tiếp tục xả cổ phiếu này.

Nhóm thép cũng không nằm ngoài nhịp điều chỉnh này khi hầu hết các mã đỏ lửa. HPG giảm 1,2%, HSG giảm 0.7%, NKG tăng nhẹ 0,4%…trong đó POM sụt giảm mnahj nhất hơn 2%

Bên bán tiếp tục chiếm ưu thế lớn trong rổ VN30 với 21 mã giảm, 7 mã tăng và 2 mã đứng giá. VIC đang là cổ phiếu giảm mạnh nhất rổ VN30, khi giảm hơn 2%. Theo sau đó là các mã VRE, HDB, HPG và MWG. Ở chiều ngược lại GVR, MBB, CTG và MSN là những cổ phiếu tăng mạnh nhất rổ.

***Điểm tin đầu giờ 14/2: Đọc gì trước giờ giao dịch***

Các mã TPB, CTG và GVR là những mã có tác động tích cực nhất lên VN-Index song mức đóng góp chỉ hơn 1 điểm. Trong khi đó, lực bán tiếp tục đè nặng cổ phiếu VIC và gây áp lực lớn đến diễn biến của chỉ số. Riêng sắc đỏ của VIC đã lấy đi của VN-Index 2 điểm.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 3,12 điểm xuống 1.503,67 điểm (-0,21%). HNX-Index tăng 0,07 điểm lên 428,31 điểm (0,02%). UPCoM-Index giảm 0,26 điểm xuống 112,38 điểm (-0,23%).

Thanh khoản thị trường giảm so với phiên sáng hôm qua. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 12.698 tỷ đồng, giảm 6%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 8,7% và đạt 10.733 tỷ đồng.  Khối ngoại bán ròng 400 tỷ đồng ở sàn HoSE và vẫn tập trung vào KBC

Giao dịch giằng co trong bối cảnh phấn hóa mạnh

Phiên chiều diễn ra với biến động mạnh, chỉ số VN-index có lúc trượt khỏi ngưỡng kháng cự 1500 điểm. Tác động mạnh nhất vẫn là VIC, cái tên quen thuộc những phiên gần đây avf cũng là cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng phiên thứ 11 liên tiếp.

Theo sau là 2 anh em cùng họ Vingroud là VHM, VRE cùng với VJC lần lượt làm mất gần 0.5 điểm. Ở bên kia chiến tuyến, TPB đang là cổ phiếu có sức tăng tốt nhất trong rổ VN30. Với sự góp sức của HPG và SAB đang ra sức thu hẹp đà giảm của thị trường với việc cùng góp hơn 1 điểm.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 5,08 điểm xuống 1.501,71 điểm (-0,34%). HNX-Index giảm 1,35 điểm xuống 426,89 điểm (-0,32%). UPcom-index giảm 0,10 điểm xuống còn 112,54 điểm (0,09%)

Thanh khoản thị trường tiếp tục giảm so với phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 21.095 tỷ đồng, giảm 7,7%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 10,2% xuống mức 18.061 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng hơn 500 tỷ đồng ở sàn HoSE và vẫn tập trung “xả” VIC.

Các cổ phiếu ngành khai khoáng tăng tốt như PVS, KSB, MVB, cùng với ngành nhựa và hóa chất, cũng như chứng khoán cùng nhau góp phần trụ đỡ thị trường. Nhóm bất động sản khu công nghiepj tieps tục là điểm nhấn trong 5 phiên gần đây khi sắc tím hiện lên ở HPI, TIP. cạnh đó là ITA với sức tăng 3,9% và LHG, IDC, SZC, KBC, D2D, SZL tăng trung bình 1,6%

Nhận định thị trường 14/2: Tiếp tục tích lũy, kiểm định tiếp tục ngưỡng cản tâm lý 1500 điểm

Thị trường hôm thứ sáu ghi nhận phiên điều chỉnh đầu tiên sau 5 phiên tăng điểm liên tiếp, trong bối cảnh thanh khoản giảm nhẹ và thấp hơn trung bình 20 phiên. Sự thận trọng bao trùm thị trường sau những lo ngại về việc Fed sẽ tăng lãi suất “quyết liệt” hơn dự báo trước đó.

Cùng sự biến động có phần tiêu cực của thị trường thế giới trước tình hình lạm phát gia tăng và HĐTL tháng 2 đáo hạn tuần tới, cộng với sự sụt giảm của thanh khoản trong phiên cuối tuần vừa qua, khiến cho diễn biến thị trường khó lường. Điều này cũng lý giải cho việc các nhà đầu tư đang thăm dò và khá cẩn trọng.

Diễn biến phân hóa vẫn sẽ là chủ đạo trong những phiên giao dịch tới trong tình hình dao động thấp của VN-Index. Nhìn chung thị trường vẫn đang ở chiều hướng tốt, tuy nhiên phiên 11/2 cuối tuần qua chứng kiên khối ngoại tiếp tục bán ròng, nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, khả năng thị trường chuyển biến xấu sẽ tăng lên.

Trong trường hợp thị trường chuyển xấu khả năng cao sẽ kiểm định lại khoảng trống giá tại vùng 1485 – 1495 điểm đã được hình thành trước đó trong phiên ngày 7/2. Do vậy, nhà đầu tư vẫn có thể tiếp tục xem xét cơ hội tại các cổ phiếu có mức định giá tốt và có nền tích lũy vững chắc.

Dự báo phiên mai sẽ chịu áp lực bán lớn tại vùng kháng cự 1500 – 1505 điểm có thể khiến chỉ số VN-index giảm điểm trong phiên sáng. Sự giằng co sẽ xảy ra ở vùng giá thấp để có phần trợ giúp chỉ số.

Xu hướng phục hồi ngắn hạn vẫn đang tiếp diễn, khi chỉ số duy trì đóng cửa trên MA5 và 20, cùng với các chỉ báo MACD và RSI đang hướng lên tích cực, cho thấy cơ hội thử thách lại vùng đỉnh cũ quanh 1,530 điểm là vẫn còn. Tuy nhiên nhà đầu tư tránh việc mua đuổi ở vùng giá cao với diễn biến hiện tại của thị trường

Nhận định thị trường: Cổ phiếu đáng quan tâm

* Cổ phiếu ngân hàng: BID, STB, TPB, STB, MBB

* Bất động sản: NLG, KDH

* Bất động sản khu công nghiệp: KBC, SZC

* Phân bón hóa chất:

* Xuất nhập khẩu, thủy sản: VHC

* Chứng khoán: SSI

* Vật liệu cơ bản: HPG

* Dầu khí: PVD, OIL, GAS, BSR

* Xây dựng: HBC

* Chăn nuôi: DBC

* Bán lẻ: MWG, DGW

* Mía đường: QNS

* Dệt may: TNG, GIL

Exit mobile version