Nhận định thị trường ngày 18/2: Điều chỉnh và tích lũy quanh vùng 1500 điểm

Nhận định thị trường ngày 18/2: Điều chỉnh và tích lũy quanh vùng 1500 điểm

Nhận định thị trường: Xu hướng ngắn hạn của thị trường có thể trở nên tích cực hơn nếu VN-Index vượt qua vùng kháng cự 1.510 – 1.515 điểm (vùng đỉnh tháng 11/2021 và tháng 2/2022), kèm thanh khoản cải thiện.

Nhận định thị trường: Điểm lại phiên giao dịch 17/2

2 chỉ số chính VN-Index và HNX-Index bật tăng ngay từ đầu phiên giao dịch ngày 17/2. Trong đó, các cổ phiếu như FPT, GVR, HPG, MSN, PDR, PNJ, VNM, SAB… trong đó POW dẫn đầu với mức tăng 3%. Cùng với bộ 3 nhà Vingroud đều rực xanh, điều này đã tạo lực đẩy mạnh giúp chỉ số tăng 3 điểm. Tuy nhiên độ rộng thị trường đang giằng co ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ, phần nào vẫn níu chân chỉ số VN-index chưa thể bứt phá.

Ở chiều ngược lại tại rổ VN30. Cổ phiếu nhóm ngân hàng tiếp tục giảm điểm ACB, BID, TCBgiảm 0,20%…trong đó STB, VCB, HDB diễn biến ảm đmạ khi đứng ngay mốc tham chiếu. Kế đó cổ phiếu ngành dầu khí cũng ghi nhận có biến động tiêu cực khi GAS, PLX đều giảm 0,51%

một số cổ phiếu thuộc nhóm dầu khí và ngân hàng giảm giá và tiếp tục gây áp lực lên các chỉ số. MSB giảm 1,1%, LPB giảm 0,6%, PLX giảm 0,5%, GAS giảm 0,5%.

Đến 10h, nhóm chứng khoán tiếp diễn trạng thái ảm đạm khi các anh lớn như SHS, HCM cùng với đàn em là SBS, WSS, APG, AGR, AAS, CTS đều dừng tại tham chiếu. Trong khi VND, SSI đuề giảm nhẹ 0,25%. Tuy nhiên cũng có vài điểm sáng le lói khi VCI tăng 0,5%, VDS tăng 0,3%, MBS tăng 0,3%.

Ngành nhựa 3 phiên gần đây diễn biến khá tích cực khi các mã đều tăng ổn định như APH, AAA, VNP và NHH hiện ghi nhận mức tăng trung bình 2%

Ngân hàng quay lại đà tăng

Các chỉ số giữ được đà tăng tốt nhờ sự hồi phục đáng kể ở nhiều cổ phiếu trụ cột, trong đó, các mã xăng dầu và dầu khí đã tăng trở lại. PLX tăng 2,2%, GAS tăng 0,3%, PVS tăng 0,3%… Bên cạnh đó, hàng loạt cổ phiếu ngân hàng như LPB, CTG, TCB… đều có sự hồi phục trở lại.

Áp lực đối với các chỉ số có phần dâng cao khi các mã như VIC, VHM, NVL hay MWG giảm giá. Trong đó, VIC giảm 0,8%, MWG giảm 0,6%, VHM giảm 0,1%…

Ở sàn HNX, các cổ phiếu như VIF, L14, CEO hay NTP đang có tác động tiêu cực nhất đến HNX-Index.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 1,87 điểm lên 1.493,97 điểm (0,13%). HNX-Index giảm 0,54 điểm xuống 428,58 điểm (-0,13%). UPCoM-Index tăng 0,27 điểm lên 112,07 điểm (0,24%).

Thanh khoản thị trường giảm so với phiên sáng hôm trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 11.947 tỷ đồng, giảm 10%, trong đó, giá trị khớp lênh riêng sàn HoSE giảm 6,4% và đạt 10.497 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng khoảng 196 tỷ đồng trên sàn HoSE.

***Điểm tin đầu giờ 18/2: Đọc gì trước giờ giao dịch***

Quay xe ngoạn mục của GAS, BID, MSN, SAB đẩy chỉ số VN-index đi lên

Phiên chiều trở lại với động lực mạnh mẽ khi các cổ phiếu sáng còn đỏ đã chuyển màu xanh như SAB, MSN, BID, GAS đã tiếp sức cho cỗ máy VN-index vượt dốc

Cổ đông HAG có lẽ tiếp tục đánh cược vào câu chuyện hủy hay không hủy niêm yết của HAG, khi lượng khớp hôm nay cũng đạt hơn 13 triệu cp, gần bằng hôm qua, và thị giá thì liên tục đổi màu

Không khí tích cực lan tỏa trên HOSE, nhưng dường như lại không lan qua HNX. Chỉ số HNX-Index tuy vẫn tăng suốt phiên chiều, nhưng mức tăng rất khiêm tốn, và không mạnh hơn vào cuối phiên như VN-Index.

Thậm chí tương quan tăng – giảm giá cổ phiếu trên sàn này cũng nghiêng hẳn về nhóm giảm giá, tức 158 cổ phiếu so với 67 mã tăng giá. Nếu nhìn theo nhóm vốn hóa, có vẻ như Mid Cap và Small Cap sàn này không chạy nhanh hoặc có kết quả tốt như Large Cap. CEO tiếp tục trồi sụt giằng co quanh tham chiếu, và cuối cùng đóng cửa giảm nhẹ 300 đồng. Tuy nhiên có không ít mã khác lại hồi phục, ví dụ như NTP hay SHS (dù chưa kịp về tham chiếu), THD, VCS, VNR…

VN-Index chốt phiên tăng 15,89 điểm (1,06%) lên 1.507,99 điểm. Toàn sàn có 278 mã tăng, 151 mã giảm và 65 mã đứng giá. HNX-Index tăng 1,12 điểm (0,26%) lên 430,24 điểm. Toàn sàn có 126 mã tăng, 93 mã giảm và 64 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,62 điểm (0,55%) lên 112,42 điểm. 

Thanh khoản thị trường cải thiện hơn so với phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 9,9 triệu cổ phiếu, trị giá 20.570 tỷ đồng, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 18,77% và đạt 18.340 tỷ đồng.

Đúng như những dự đoán trước đó của nhiều công ty chứng khoán và nhà đầu tư, thị trường biến động mạnh ở cuối phiên do chịu ảnh hưởng lớn từ đợt đáo hạn hợp đồng tương lai chỉ số VN30. Điểm đáng chú ý đó là việc hàng loạt cổ phiếu thuộc nhóm VN30 được kéo lên mức cao nhất phiên như GAS, MSN, KDH, PDR, BID, TPB, VPB, HDB, MBB…

Nhận định thị trường 18/2: Điều chỉnh và tích lũy quanh vùng 1500 điểm

Những phiên gần đây thanh khoản vẫn còn yếu, nhà đầu tư nên cẩn trọng giao dịch, nhất là trước những phiên tăng điểm mạnh như 17/2. Xu hướng ngắn hạn của thị trường có thể trở nên tích cực hơn nếu VN-Index vượt qua vùng kháng cự 1.510 – 1.515 điểm (vùng đỉnh tháng 11/2021 và tháng 2/2022), kèm thanh khoản cải thiện.

Với diễn biến của phiên 17/2 thì trong phiên cuối tuần ngày 18/2, thị trường có thể sẽ có sự căn chỉnh lại về mặt điểm số với việc VN-Index có thể điều chỉnh nhẹ với ngưỡng hỗ trợ gần nhất 1.500 điểm. Chiến lược giao dịch vẫn không có gì thay đổi, với các nhà đầu tư đã tham gia mua vào trước Tết trong các phiên 12/1, 18/1 và 24/1 tiếp tục nắm giữ danh mục và đứng ngoài quan sát thị trường.

Trong các phiên tới, thị trường sẽ tích lũy quanh vùng 1.480-1.510 lấy sức mạnh trước khi có thể vượt qua các ngưỡng kháng cự tiếp theo. Vùng kháng cự tiếp theo trong khoảng 1.530-1.550 điểm sẽ là vùng chốt lời hợp lý trong giai đoạn

Diễn biến trong phiên 17/02 dù tích cực nhưng vẫn còn khá “mong manh” khi mà nhà đầu tư vẫn còn dè dặt do lo ngại rủi ro liên quan đến triển vọng thị trường trong giai đoạn tới. Nhà đầu tư có thể cân nhắc tận dụng nhịp điều chỉnh của thị trường để tích lũy thêm những cổ phiếu có triển vọng kinh doanh tốt trong năm 2022 khi giá rơi về mức chiết khấu hợp lý.

Phiên 17/02 là phiên T+3 của phiên giảm mạnh gần 30 điểm hồi đầu tuần, với diễn biến này thì đa phần nhà đầu tư bắt đáy phiên đầu tuần đều có lãi, do vậy áp lực bán sẽ giảm khi thị trường trên ngưỡng 1,500 điểm. Thị trường đang có sự phân hóa khi các nhóm cổ phiếu dẫn dắt lần lượt được xoay vòng, do vậy nhà đầu tư nên kiên trì với danh mục đã chọn, hạn chế đua giá cao trong phiên tăng mạnh.

Vận động của thị trường đang trong xu hướng tích lũy ngắn hạn, chiến lược đầu tư trong giai đoạn này nên thiên về giao dịch “lướt sóng”, và cần sẵn sàng hạ tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục nếu chỉ số chung ghi nhận phiên giảm điểm mạnh và bất ngờ với thanh khoản gia tăng đột biến. Tuy nhiên nhà đầu tư cần tránh việc đua giá cao trong giai đoạn này.

Nhận định thị trường: Cổ phiếu đáng quan tâm

* Cổ phiếu ngân hàng: BID, STB, TPB, STB, MBB ( nắm giữ trung hạn)

* Bất động sản: NLG, KDH

* Bất động sản khu công nghiệp: KBC, SZC

* Phân bón hóa chất:

* Xuất nhập khẩu, thủy sản: VHC

* Chứng khoán:

* Vật liệu cơ bản: HPG

* Dầu khí: PVD, OIL, GAS, BSR ( nắm giữ ngắn hạn)

* Xây dựng: HBC

* Chăn nuôi: DBC

* Bán lẻ: MWG, DGW

* Mía đường: QNS

* Dệt may: TNG, GIL

* Ngành nhựa: APH ( nắm giữ trung hạn)

Exit mobile version