Nhận định thị trường ngày 23/2: Kiểm định lại ngưỡng 1510 – 1515 điểm

Nhận định thị trường ngày 23/2: Kiểm định lại ngưỡng 1510 - 1515 điểm

Nhận định thị trường: Thị trường hôm nay ghi nhận một phiên giảm điểm nhẹ nhờ lực đỡ đến từ nhóm cổ phiếu ngân hàng và dầu khí, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị Nga – Ukraine tác động tiêu cực tới tâm lý nhà đầu tư. Điểm tích cực là thanh khoản tăng khá và cao hơn trung bình 20 phiên, cho thấy dòng tiền tham gia bắt đáy khá mạnh.

Nhận định thị trường: Điểm lại phiên giao dịch 22/2

Sau phiên tăng điểm với nhiều tích cực, mở cửa phiên giao dịch 22/2 diễn biến trái ngược khi những lo ngại về tình hình chính trị của Nga và Ukraina. Lực bán xuất hiện ồ ạt khiến nhiều cổ phiếu lớn lao dốc đẩy chỉ số lùi sâu hơn 14 điểm

Cổ phiếu VCB, SAB, VIC và DIG đang là những cái tên kéo giảm VN-Index nhiều nhất. Những cổ phiếu này làm thị trường mất đi tổng cộng hơn 5 điểm.

Tuy nhiên, lực cầu nhanh chóng xuất hiện ở nhiều cổ phiếu thuộc nhóm dầu khí và ngân hàng trong đó PVD tăng 2,4%, GAS tăng 1,8%, TPB tăng 1,5%, MBB tăng 1,9%, PLX tăng 1,3%…điều này giúp chỉ số thu hẹp đà giảm nhanh chóng.

Ở chiều ngược lại, hàng loạt các cổ phiếu lớn như VJC, SAB, FPT, GVR, VIC… đều ngụp lặn trong sắc đỏ.

Giá hợp đồng tương lai dầu thô WTI sau thông tin tông thống Nga công nhận độc lập 2 vùng ly khai của Ukaraina đã bật mạnh hơn 3% và tiến ngày một sát tới cột mốc 100 USD/thùng. Các cổ phiếu liên quan tới dầu khí như PVD, PVS, OIL hay BSR đang có diễn biến rất tích cực.

Tuy vậy nhóm cổ phiếu trong VN30 tiếp tục suy yếu, đè chỉ số HSX giảm hơn 14 điểm. VJC dẫn đầu đà giảm khi mất 3%, BCM giảm 2,6%, BVH giảm 2,2%, HVN giảm 2%, GVR giảm 2,4%, VCB, MSN giảm 1,6%…

Đến 10h30, nhóm chứng khoán sau phiên xanh mướt cả ngành, phiên nay diễn biến tiêu cực nhất thị trường khi các anh lớn như VND, SHS, HCM, VCI, SSI đều chìm khá sâu, mất trung bình 1,8%.

Trái ngược với xu hướng chung, nhóm cổ phiếu thuộc họ “Louis” lại nổi sóng khi sắc tím nổi bật, trong đó TGG, BII, AGM tăng hết biên độ và DDV leo dốc 12,4%.

Trong khi nhóm cổ phiếu bất động sản như CEO hay DIG bị đẩy xuống mức giá sàn, L14 giảm sát ngưỡng sàn khi mất 8,8%. Tiếp đó LDG, DXG giảm đều 3%

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 18,61 điểm xuống 1.492,23 điểm(-1,23%). HNX-Index giảm 7,77 điểm xuống 433,22 điểm(-1,76%). UPCoM-Index giảm 1,05 điểm xuống 112,62 điểm(-0,92%).

Thanh khoản thị trường ở mức cao hơn phiên sáng hôm qua. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 19.850 tỷ đồng, tăng 25%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 20% lên mức 16.393 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng trở lại hơn 140 tỷ đồng ở sàn HoSE.

***Điểm tin đầu giờ 22/2: Đọc gì trước giờ giao dịch***

Phiên chiều trở lại với những thông tin về tình hình chính trị của Nga và Ukaraina diễn biến có phần căng thẳng đã khiến tâm lý nhà đầu tư đang có phần lo lắng và có chút bi quan.

Nhóm hàng không khá tiêu cực khi ACV, VJC, HVN đều giảm điểm. Trong đó, BCM giảm 2,8%, VJC giảm 2,7%, HVN giảm 2,4%, GVR giảm 2,2%, MSN giảm 1,9%…

VN-Index có lúc giảm đến trên 25 điểm, tuy nhiên, hiện giờ chỉ số này còn giảm 18,04 điểm (-1,19%) xuống 1.492,8 điểm. HNX-Index giảm 7,66 điểm (-1,74%) xuống 433,33 điểm. UPCoM-Index giảm 1,21 điểm (-1,06%) xuống 112,46 điểm.

Nhóm hàng không khá tiêu cực khi ACV, VJC, HVN đều giảm điểm. 

Thanh khoản thị trường duy trì ở mức cao với tổng giá trị khớp lệnh đạt 32.100 tỷ đồng, tăng 34% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 22,6% lên mức 26.971 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng 100 tỷ đồng ở sàn HoSE trong phiên hôm nay.

Về cuối phiên giao dịch, nhóm cổ phiếu ngân hàng đảo chiều điều này giúp các chỉ số có sự hồi phục nhất định, trong đó, MBB tăng đến 5,4% lên 34.400 đồng/cp và đóng góp lớn trong việc dẫn dắt nhóm ngân hàng đi lên. BID tăng 1,7%, STB tăng 1,5%, TPB tăng 1,5%, ACB tăng 0,9%.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 7,37 điểm xuống 1.503,47 điểm(-0,49%). HNX-Index giảm 6,56 điểm xuống 434,43 điểm (-1,49%). UPCoM-Index giảm 0,66 điểm xuống 113,01 điểm(-0,58%). 

Nhận định thị trường 23/2: Kiểm định lại ngưỡng 1510 – 1515 điểm

Bất chấp diễn biến tiêu cực trong phiên, dòng tiền vẫn đang nỗ lực hỗ trợ cho thị trường, thể hiện qua thanh khoản tăng và mức giảm điểm của VN-Index thu hẹp đáng kể khi kết thúc phiên. Trải qua “thông tin tiêu cực” hiện tại thị trường được trả lại trạng thái thăm dò vốn có. 

Quán tính phục hồi của thị trường sẽ còn tiếp diễn trong phiên ngày mai dù thị trường có thể còn chịu tác động từ chứng khoán thế giới. Các nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ sự mở cửa của nền kinh tế như bán lẻ, dầu khí, du lịch,… hoặc các nhóm cổ phiếu đã có sự điều chỉnh trước đó như ngân hàng, chứng khoán và BĐS khu công nghiệp sẽ là địa chỉ của dòng tiền trong các phiên sắp tới. 

Dự báo trong phiên giao dịch tới, lực cầu tại vùng hỗ trợ gần 1.495 – 1.500 điểm có thể giúp VN-Index hồi phục trở lại trong phiên sáng, để kiểm tra vùng kháng cự gần 1.505 – 1.510 điểm, và xa hơn là vùng kháng cự 1.515 – 1.520 điểm. Sự rung lắc có thể diễn ra ở vùng giá cao, khiến VN-Index có thể sẽ thu hẹp đà tăng về phía cuối ngày. Trong đó, vùng hỗ trợ là vùng có thể xuất hiện lực cầu giúp chỉ số phục hồi trở lại, và vùng kháng cự là vùng có thể xuất hiện lực bán khiến chỉ số giảm trở lại.

Nếu không có những diễn biến bất ngờ trong đêm nay thì sự kỳ vọng trong phiên giao dịch tiếp theo 23/2, VN-Index có thể sẽ hồi phục trở lại để thu hẹp dần khoảng cách với mục tiêu tiếp theo của chỉ số là vùng kháng cự trong khoảng 1.530-1.550 điểm. 

Nhận định thị trường: Cổ phiếu đáng quan tâm

* Cổ phiếu ngân hàng: BID, STB, TPB, STB, MBB ( nắm giữ trung hạn)

* Bất động sản: NLG, KDH

* Bất động sản khu công nghiệp: KBC, SZC

* Phân bón hóa chất:

* Xuất nhập khẩu, thủy sản: VHC

* Chứng khoán:

* Vật liệu cơ bản: HPG

* Dầu khí: PVD, OIL, GAS, BSR ( nắm giữ ngắn hạn)

* Xây dựng: HBC

* Chăn nuôi: DBC

* Bán lẻ: MWG, DGW

* Mía đường: QNS

* Dệt may: TNG, GIL

* Ngành nhựa: APH ( nắm giữ trung hạn)

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định trên là nguồn thông tin tham khảo. Khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Exit mobile version