Nhận định thị trường 24/12: Thu hẹp đà giảm, trông chờ sự phục hồi của nhóm ngân hàng

Nhận định thị trường 24/12: Thu hẹp đà giảm, trông chờ sự phục hồi của nhóm ngân hàng

Nhận định thị trường: Dòng tiền dường như vẫn chỉ chạy xoay quanh nhóm bất động sản, xây dựng và vài cố phiếu ngành bán lẻ. Phiên 23/12 đầy biến động với thanh khoản tăng kỷ lục trong tháng 12 này. Tuy nhiên nỗi lo về biến chủng Omicron vẫn đè nặng vì vậy trong giai đoạn này nhà đầu tư hết sức cẩn trọng, tránh mua bán cổ phiếu quá nhiều mà nên tập trung nắm giữ và hạ bớt tỷ trọng khi đạt ngưỡng hay vi phạm.

Nhận định thị trường: Điểm lại phiên giao dịch 23/12

VN-Index mở cửa nhẹ nhàng, tăng gần1 điểm, nhưng sắc xanh lan tỏa trên nhiều nhóm lớn, trong đó có ngân hàng, bất động sản, dầu khí, bán lẻ, xây dựng… Diễn biến này có phần phản ánh với các sàn châu Á khác sáng nay, tuy nhiên vẫn chưa thấy hưởng ứng với sự tăng điểm của sàn chứng Mỹ đêm qua.

Tương tự như phiên trước, nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán và thép tiếp tục biến động tiêu cực. Trong đó, VIB giảm 3,4%, VND giảm 1,9%, SSI giảm 1,4%, MSB giảm 1,1%, STB giảm 0,7%, TCB giảm 0,4%, HPG giảm 0,8%…

Ở hướng ngược lại, nhóm dầu khí tiếp tục biến động tích cực, trong đó, CNG tăng 3,8%, BSR tăng 1,8%, PVD tăng 1,7%, GAS tăng 1,2%…Bên cạnh đó, một số cổ phiếu trụ cột như GAS, GVR, BID, VCS, VCB… cũng đồng loạt tăng giá và góp phần kìm hãm đáng kể đà giảm của các chỉ số.

Thời điểm 10h30: Tiền vẫn liên tục đổ về nhóm BĐS và các cổ phiếu thuộc nhóm xây dựng các cổ phiếu này vận động tích cực, trong đó, VCG, VPH, SGR, DRH, LDG, HAR… đều được léo lên mức giá trần. Bên cạnh đó, HBC tăng 3,6% lên 27.200 đồng/cp, FCN tăng 6,5% lên 30.200 đồng/cp, LIG tăng 5,5% lên 21.200 đồng/cp.

Trong khi đó, đà giảm của nhiều cổ phiếu thuộc nhóm ngân hàng, chứng khoán và thép tiếp tục bị nới rộng thêm, trong đó, VND giảm 3%, TPB giảm 2,6%, HPG giảm 1,4%…

VCB điểm sáng của nhóm ngân hàng khi tăng 0,8% lên 77.500/cp, một mình đi ngược lại dòng chảy đỏ. Đúng với kịch bản như VCB nhóm chứng khoán cũng chìm trong sác đỏ và chỉ có cổ phiếu HBS giữ màu xanh khi tăng 0,64% lên 15.500/cp

Diến biến không mấy tích cực cũng xảy ra ở nhóm vận tải cảng, hầu hết vận động dưới tham chiếu, kể cả những anh cả như GMD, HAH đang đnahs mất 0,90% giá trị. Số mã tăng điểm cũng không mấy khả quan khi chỉ đứng bấp bênh trên tham chiếu như GSP, HHG, HTC, HTV, PVT, VFG, VNS, VTV chỉ ghi nhận mức tăng 0,10%.

Tại HNX30 sự luân chuyển tăng đi sang nhóm cổ phiếu như HUT sau tin muốn thoái hết vốn tại Bệnh Viện Mắt Hà Nội 2 để cơ cấu lại hoạt động chính của công ty. Hiện tại HUT đang tăng 1,61% lên 18.900/cp. Tiếp đó là IDV, NDN, TAR, THD, PVS tăng 0,45%….sức tăng mạnh nhất phải kể đến LAS và LHC với mức tăng hơn 3,5%.

Thanh khoản thị trường tăng vọt so với phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 25.792 tỷ đồng, tăng 44%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 44,5% và đạt 21.863 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng trở lại 343 tỷ đồng ở sàn HoSE.

Về cuối phiên sáng, áp lực bán tăng mạnh khiến nhiều nhóm ngành cổ phiếu lao dốc, từ đó, các chỉ số cũng lùi sâu xuống dưới mốc tham chiếu. Trong đó, các cổ phiếu tăng tốt ở đầu phiên như ITA, GVR, TCH… đều giảm trở lại.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán và thép tiếp tục nhận áp lực bán rất mạnh, trong đó, VIB giảm đến 6,3%, VCI giảm 4,8%, VND giảm 4,6%, TPB giảm 4,2%…

VN-Index tạm dừng phiên sáng giảm 21,87 điểm (-1,48%) xuống 1.455,8 điểm. Toàn sàn có 110 mã tăng, 354 mã giảm và 41 mã đứng giá. HNX-Index giảm 7,73 điểm (-1,71%) xuống 445,37 điểm. Toàn sàn có 68 mã tăng, 155 mã giảm và 43 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 1,24 điểm (-1,12%) xuống 109,69 điểm.

Nhóm cổ phiếu dầu khí giao dịch tích cực trở lại bất chấp biến động xấu của thị trường chung, trong đó, PVG tăng 9,3%, PVD tăng trần lên 28.550 đồng/cp, BSR tăng 5%, PVS tăng 4,7%, OIL tăng 4,2%…

Hàng loạt cổ phiếu lớn có sự hồi phục tốt, trong đó, GVR tăng 1,3%, PLX tăng 0,9%, BID tăng 0,6%, PDR tăng 0,6%…

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 20,71 điểm (tương đương 1,4%) xuống 1.456,96 điểm. HNX-Index giảm 10,49 điểm (hay 2,32%) xuống 442,61 điểm. UPCoM-Index giảm 1,47 điểm (tương đương 1,35%) xuống 109,46 điểm.

Thanh khoản thị trường ở mức rất cao với giá trị khớp lệnh đạt 44.955 tỷ đồng, tăng 19%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 19,6% lên mức 37.903 tỷ đồng. VHM có giao dịch thỏa thuận gần 27,5 triệu cổ phiếu, trị giá 2.250,5 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng 620 tỷ đồng trên sàn HoSE trong khi cũng bán ròng 250 tỷ đồng ở sàn HNX.

Nhận định thị trường 24/12: Tiến diễn đà giảm

Với sự tham gia mạnh mẽ từ cả phía cung và phía cầu, thanh khoản thị trường đã thiết lập kỷ lục mới. Mặc dù áp lực bán có tính lan tỏa tới nhiều nhóm ngành, vẫn có một số nhóm đã thu hút dòng tiền ổn và tăng điểm bất chấp diễn biến thị trường chung như phân bón, dầu khí, xây dựng. Có thể đánh giá nhịp giảm là điều khá cần thiết để làm mới dòng tiền cũng như thu hút lực cầu bắt đáy tham gia mới sau một thời gian khá dài chỉ số chỉ đi ngang cùng thanh khoản thấp.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường trở nên tiêu cực hơn khi VN-Index ghi nhận phiên giảm điểm kèm thanh khoản ở mức cao. Áp lực bán trải rộng trên toàn thị trường, tác động tiêu cực lên tâm lý nhà đầu tư.

Do đó, nhà đầu tư có thể xem xét cơ cấu lại danh mục ở những phiên hồi phục kỹ thuật. Dự báo trong phiên giao dịch tới, VN-Index sẽ có quán tính giảm điểm trong phiên sáng để VN-Index kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1.450 – 1.455 điểm, và xa hơn là vùng hỗ trợ 1.440 – 1.445 điểm. Sự giằng co được kỳ vọng sẽ xuất hiện ở vùng giá thấp và có thể giúp chỉ số có sự hồi phục nhất định sau đó, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày.

Dự báo thị trường tiếp tục diễn biến kém tích cực trong 1-2 phiên tới do quán tính của lực cung tương đối mạnh. Mặc dù vậy, dòng tiền sẽ sớm quay trở lại khi mặt bằng giá trở nên hấp dẫn trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, mặt bằng lãi suất thấp và các kênh đầu tư khác chưa thực sự hấp dẫn.

Nhà đầu tư nên tiếp tục nắm giữ cổ phiếu, không nên bán ra theo tâm lý thị trường chung mà chỉ thực hiện cơ cấu lại danh mục tại các nhịp hồi phục. Đối với các nhóm ngành có tiềm năng tăng giá tốt trong năm 2022 như bất động sản, xây dựng, ngân hàng, xuất khẩu có thể gia tăng tỷ trọng nếu thị trường tiếp tục điều chỉnh về vùng hỗ trợ 1.420-1.430 điểm.

Độ rộng thị trường cho thấy, ngoài áp lực chốt lời thì nhóm bluechips cũng diễn ra hoạt động cắt lỗ khi VN30 để mất ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật, cho thấy việc giảm giá mạnh ở một số cổ phiếu bluechips có thể sẽ kích hoạt dòng tiền lớn tham gia bắt đáy.

Với phiên điều chỉnh này, VN-Index đã test lại đường xu hướng tăng kể từ đầu năm . Tuy nhiên với phiên ngày mai 24/12 khả năng cao quán tính giảm sẽ tiếp diễn.

Nhận định thị trường: Cổ phiếu đáng quan tâm

 Nhà đầu tư ưu tiên nắm giữ cổ phiếu, tránh mua bán quá nhiều trong ngưỡng kháng cự hiện tại của VN-index. DCM, DPM, TDC, DGC, MSN

Exit mobile version