Nhận định thị trường ngày 24/2: Tiếp tục vận động quanh vùng 1510 – 1515 điểm

Nhận định thị trường ngày 24/2: Tiếp tục vận động quanh vùng 1510 - 1515 điểm

Nhận định thị trường: VN-index hôm nay ghi nhận một phiên tăng điểm khá tuy nhiên lại có phần suy yếu về cuối phiên, trong bối cảnh thanh khoản giảm khá và ở mức trung bình 20 phiên. Điều này cho thấy dòng tiền ít nhiều vẫn còn thận trọng sau phiên giảm điểm ngày hôm qua.

Nhận định thị trường: Điểm lại phiên giao dịch 23/2

Các chỉ số chứng khoán tăng điểm ngay từ đầu phiên giao dịch ngày 23/2. Sắc xanh áp đảo nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, trong đó, nhóm xăng dầu và dầu khí tiếp tục có những biến động tích cực. PVS tăng 3,6%, PVD tăng 2,3%, PLX tăng 1%… Bên cạnh đó, các cổ phiếu ngân hàng gồm VIB, MSB, BID, SHB, TPB… cũng đồng loạt tăng giá.

Thị trường khởi đầu phiên sáng khả quan với sắc xanh hiện diện ở các chỉ số chính. VN-Index tăng 8.33 điểm. Chiều ngược lại, không có quá nhiều cổ phiếu lớn giảm ở thời điểm hiện tại, ACV giảm 0,4%, SAB giảm 0,2%, MSN giảm 0,1%, NVL giảm 0,1%.

Nhóm cổ phiếu bán lẻ vẫn đồng loạt bứt phá, trong đó, PET tăng trần lên 51.500 đồng/cp, PSD tăng 5,2%, FRT tăng 3,4%, MWG tăng 1,4%, PNJ và DGW đều tăng 1%. Trong khi đó, đà tăng của các cổ phiếu ngành sản xuất cá tra như VHC, ANV, ACL nhiều khả năng đến từ sự kỳ vọng của thị trường về lợi nhuận doanh nghiệp khi mà giá cá tra nguyên liệu và xuất khẩu đang tăng nóng kể từ sau kỳ nghỉ Tết.

Đến 10h30, nhóm cổ phiếu xăng dầu và dầu khí bứt phá mạnh, trong đó, PVS tăng trần lên 33.200 đồng/cp, PVD tăng 5,5% lên 33.800 đồng/cp, PLX tăng 3,4% lên 64.100 đồng/cp.

Các cổ phiếu vốn hóa lớn ngành tiện ích như GAS (+2.92%), POW (+3.65%) cũng tăng đáng kể. Hai cổ phiếu đóng góp điểm số lớn nhất cho VN-Index là GAS và PLX. Dù vậy, ngân hàng – với mức vốn hóa thị trường lớn – vẫn là ngành đóng góp nhiều nhất về mặt chỉ số cho VN-Index.

Phiên sáng tạm nghỉ, VN-Index tăng 14,58 điểm lên 1.518,05 điểm(0,97%). HNX-Index tăng 6,96 điểm lên 441,39 điểm(1,6%). UPCoM-Index tăng 0,35 điểm lên 113,36 điểm (0,31%).

Thanh khoản thị trường phiên sáng nay giảm so với cùng thời điểm phiên hôm qua. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 15.252 tỷ đồng, giảm 23%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 25% xuống mức 2.304 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng hơn 150 tỷ đồng trên sàn HoSE ở phiên sáng nay.

***Điểm tin đầu giờ 24/2: Đọc gì trước giờ giao dịch***

Phiên chiều trở lại với diễn biến có phần trầm lắng hơn. Mức tăng điểm của các chỉ số chính co lại nhưng vẫn thể hiện sự khả quan. Thanh khoản giao dịch kết phiên 23/02 tại HOSE nhiều khả năng sẽ thấp hơn phiên trước đó.

Cổ phiếu VJC vẫn duy trì được mức tăng giá (+3.71%) so với phiên sáng, qua đó, trở thành mã đóng góp tích cực thứ hai (chỉ sau GAS) cho VN-Index khi mà các cổ phiếu vốn hóa lớn khác chùng xuống trong phiên chiều. Về phía các thỏa thuận sang tay, xuất hiện khối giao dịch trên 6.5 triệu cp MSB với giá trị gần 165 tỷ đồng.

Về cuối phiên giao dịch, áp lực bán có phần dâng cao khiến một số nhóm ngành cổ phiếu thu hẹp đà hưng phấn từ đó, chỉ số chính VN-Index cũng thu hẹp lại đà tăng. Các cổ phiếu như MBB, LPB, MSN, ACB, STN, PNJ… đều đóng cửa trong sắc đỏ.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 8,83 điểm (0,59%) lên 1.512,3 điểm. Toàn sàn có 326 mã tăng, 111 mã giảm và 62 mã đứng giá. HNX-Index tăng 8,11 điểm (1,87%) lên 442,54 điểm. Toàn sàn có 169 mã tăng, 50 mã giảm và 69 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,5 điểm (0,4%) lên 113,51 điểm.

Thanh khoản thị trường giảm so với phiên trước, tổng giá trị khớp lệnh đạt 26.163 tỷ đồng, giảm 18,5%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 21% xuống mức 21.376 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng hơn 150 tỷ đồng ở sàn HoSE.

Nhận định thị trường 24/2: Tiếp tục vận động quanh vùng 1510 – 1515 điểm

Thị trường hôm nay ghi nhận một phiên tăng điểm khá tuy nhiên lại có phần suy yếu về cuối phiên, trong bối cảnh thanh khoản giảm khá và ở mức trung bình 20 phiên. Điều này cho thấy dòng tiền ít nhiều vẫn còn thận trọng sau phiên giảm điểm ngày hôm qua.

Sau khi trải qua “diễn biến bất thường” với tín hiệu hỗ trợ từ dòng tiền, thị trường đã trở lại trạng thái vốn có và tiếp tục quá trình thăm dò vùng cản quanh 1.515 điểm. Mặc dù thị trường giao dịch sôi động với nhiều mã tăng giá nhưng nhìn chung vẫn tồn tại sự thận trọng tại vùng cản, thể hiện qua thanh khoản thấp và VN-Index vẫn chưa thể vượt được cản.

Tuy nhiên thị trường đang có nhiều tín hiệu khỏe khi độ rộng thị trường rất tích cực, ngoài nhóm cổ phiếu dầu khí đang trong nhịp tăng khá thuận lợi thì nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, thép, bất động sản,… cũng đang hồi phục tích cực. 

Trong phiên giao dịch tiếp theo 23/2, thị trường sẽ khó có khả năng tiếp tục bứt phá mà nghiêng nhiều hơn về khả năng sẽ có những giằng co cũng như rung lắc nhất định tại vùng giá trên ngưỡng tâm lý 1.500 điểm.

Trên thị trường phái sinh mà ở đây là sản phẩm hợp đồng tương lai VN30, các trader cũng đang khá thận trọng tại cả 4 kỳ hạn với mức basis âm từ 9 đến 30 điểm. Do đó chiến lược hợp lý hiện tại vẫn là nắm giữ danh mục đã mua vào trước Tết trong các phiên 12/1, 18/1 và 24/1 và có thể canh chốt lời nếu thị trường tiến vào vùng giá 1.530-1.550 điểm trong thời gian tới.

Nhận định thị trường: Cổ phiếu đáng quan tâm

* Cổ phiếu ngân hàng: BID, STB, TPB, STB, MBB ( nắm giữ trung hạn)

* Bất động sản: NLG, KDH

* Bất động sản khu công nghiệp: KBC, SZC

* Phân bón hóa chất:

* Xuất nhập khẩu, thủy sản: VHC

* Chứng khoán:

* Vật liệu cơ bản: HPG

* Dầu khí: PVD, OIL, GAS, BSR ( nắm giữ ngắn hạn)

* Xây dựng: HBC

* Chăn nuôi: DBC

* Bán lẻ: MWG, DGW

* Mía đường: QNS

* Dệt may: TNG, GIL

* Ngành nhựa: APH ( nắm giữ trung hạn)

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định trên là nguồn thông tin tham khảo. Khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Exit mobile version