Nhận định thị trường ngày 30/12: Tiếp tục giằng co, chờ đợi sự phục hồi của nhóm cổ phiếu trụ

Nhận định thị trường ngày 30/12: Tiếp tục giằng co, chờ đợi sự phục hồi của nhóm cổ phiếu trụ

Nhận định thị trường: VN-index đã có 3 phiên tăng điểm ấn tượng liên tiếp, khi lần lượt phá những ngưỡng cản gần trước đó, mở ra cơ hội chinh phục ngưỡng cản cứng 1500 điểm. Sự điều chỉnh của phiên 29/12 về mặt kỹ thuật không ảnh hưởng đến xu hướng hồi phục về đỉnh cũ, qua đó cơ hội để thị trường lập kỷ lục mới ngay trước khi chào đón năm mới 2022.

Nhận định thị trường: Điểm lại phiên giao dịch 29/12

Với thông tin liên quan đến tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam. Sau 10 tháng đầu năm tăng trưởng âm, GDP quý 4 ươc tính tăng 5,22% so với cùng kỳ năm ngoái. Cộng gộp như vậy GDP của Việt Nam vẫn có mức tăng trưởng 2,58% so với năm trước. Đây là một kết quả có thể nói là tích cực trong bối cảnh tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, vẫn tàn phá nghiêm trọng tới nền kinh tế khi đất nước trải qua 3 quý đầu năm phải giãn cách kéo dài để phòng chống dịch.

Mở của phiên sáng thị trường vận động khá tốt trước thông tin về GDP, các cổ phiếu vốn hóa lớn, nổi bật tiếp tục là nhóm cổ phiếu ngân hàng như LPB, VIB, MBB, VPB, STB, SHB, ACB… đều tăng giá, đóng góp tích cực cho đà tăng của chỉ số khi tiến cận với ngưỡng cản 1500 điểm.

Thời điểm 10h30, khi chỉ còn cách ngưỡng 1500 chưa tới 2 điểm, VN-index vấp phải lực bán mạnh, nhiều cổ phiếu trong rổ VN30 quay đầu giảm điểm, đi đầu là VIC giảm 1,5% xuống 96.900 đồng/cp và là nhân tố lớn nhất gây áp lực đến VN-Index. Bên cạnh đó, VJC giảm 1,1%, VRE giảm 0,8%, MWG giảm 0,8%, VCB giảm 0,7%.

Trong khi đó nhóm bất động sản tiếp diễn tích cực cũng góp phần nâng đỡ thị trường, các cổ phiếu vận động tăng tốt như CII, LHG, LDG, DRH, HAR, PFL, PXL hay PWA đều được kéo lên mức giá trần. Bên cạnh đó, CEO tăng 5,8%, NDN tăng 5,8%, KDH tăng 4%, NLG tăng 2,4%…

Nhóm chứng khoán cũng tăng tốt sáng nay, SSI, VND, VCI, MBS, HCM,… đều tăng trên 1%, CTS còn tăng hơn 5%. Chỉ có 5 mã giảm là TVS, IVS, FTS, HBS, APS.

Phiên sáng tạm nghỉ, VN-Index giảm 1,17 điểm xuống 1.493,22 điểm. HNX-Index tăng 0,57 điểm lên 458,62 điểm. UPCoM-Index tăng 0,13 điểm lên 110,57 điểm.

Thanh khoản thị trường giảm so với phiên sáng hôm qua. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 16.583 tỷ đồng, giảm 8,3%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 6,4% và đạt 13.850 tỷ đồng. Khối ngoại vẫn mua ròng khoảng 76 tỷ đồng trên HoSE trong khi bán ròng 106 tỷ đồng ở HNX.

***Đèo Cả dự kiến sẽ chào sàn HOSE ngày 20/1/2022 – CTD cuối năm trúng thầu loạt dự án gần 10.000 tỷ***

Phiên chiều mở cửa với tín hiệu rõ ràng hơn cho đà lùi của chỉ số dù nhóm chứng khoán vẫn có nhịp tăng tốt, trong đó, SSI tăng 2,7%, HCM tăng 2,4%, VCI tăng 2,4%, CTS được kéo lên mức giá trần, AGR tăng 4,8%…Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đang phân hóa và một số trụ cột tiếp tục lùi sâu hơn trong đó có GVR, BCM, MWG và VIC, gây áp lực lớn lên chỉ số chung.

Đến 14h30 vài anh lớn ngân hàng và bất động sản suy yếu thêm như VCB, STB, TCB, bất động sản có VIC, VHM, BCM, VRE, bán lẻ có MWG, VGC và nhóm dầu khí ga như GAS, PGV, POW đều giảm điểm. Ở các nhóm ngành sự phân hóa đang trở nên rõ nét hơn.

Trong những phiên gần đây đang diễn ra một nghịch cảnh, dù kết quả công ty thua lỗ như cổ phiếu vẫn tăng, điển hình như CEO, cổ phiếu này trong 2 tháng qua đã tăng tính bằng lần và trong 5 phiên vừa qua khối ngoại cũng kiên trì bán ra hơn 1.000 tỷ, phiên nay cũng tiếp diến khi bán thêm 270 tỷ.

Phiên giao dịch ngày 29/12 đóng cửa VN-Index giảm 8,57 điểm xuống 1.485,82 điểm. HNX-Index giảm 0,22 điểm xuống 457,83 điểm. UPCoM-Index tăng 0,32 điểm lên 110,76 điểm.

Thanh khoản thị trường giảm khá mạnh so với phiên hôm qua, tổng giá trị khớp lệnh đạt 27.984 tỷ đồng, giảm 12,7%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 12,4% và đạt 13.850 tỷ đồng.

Nhận định thị trường 30/12: Phân hóa giằng co

Thị trường hôm nay ghi nhận phiên điều chỉnh đầu tiên sau 3 phiên tăng điểm liên tiếp trong bối cảnh thanh khoản giảm mạnh và thấp hơn trung bình 20 phiên. Dự báo trong phiên giao dịch tới.

Sự giằng co được kỳ vọng sẽ xuất hiện ở vùng giá thấp và có thể giúp chỉ số có sự hồi phục nhất định sau đó, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày. Trong đó, vùng hỗ trợ là vùng có thể xuất hiện lực cầu giúp chỉ số phục hồi trở lại, và vùng kháng cự là vùng có thể xuất hiện lực bán khiến chỉ số giảm trở lại.

Đồng thời, thị trường vẫn đang xảy ra tình trạng phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu, nhưng điểm sáng ở vài phiên gần đây là dòng tiền dấu hiệu gia tăng ở nhóm cổ phiếu ngân hàng và thép. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý tăng nhẹ cho thấy cơ hội tìm kiếm lợi nhuận dần gia tăng, nhưng giai đoạn này vẫn chưa nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao.

Về mặt kỹ thuật đồ thị ngày 29/12 của VN-Index xuất hiện cây nến đỏ vừa, sau cây nến ‘Doji’, và giá đóng cửa nằm dưới đường trung bình động 3 ngày (MA3 ngày), là tín hiệu khá tiêu cực.

Điều này cho thấy bên bán đang sung sức hơn. VN-Index vẫn sẽ có khả năng giảm điểm trong phiên sáng để VN-Index kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1.480 – 1.485 điểm, và xa hơn là vùng hỗ trợ 1.470 – 1.475 điểm. Trong kịch bản tích cực, vùng kháng cự gần của VN-Index dự báo ở mức 1,490 – 1,495 điểm, vùng kháng cự tiếp theo dự báo ở mức 1,500 – 1,505 điểm. Trong đó, vùng hỗ trợ là vùng có thể xuất hiện lực cầu giúp chỉ số phục hồi trở lại, và vùng kháng cự là vùng có thể xuất hiện lực bán khiến chỉ số giảm trở lại.

Nhà đầu tư có thể tiếp tục cơ cấu danh mục hướng tới đầu tư trung hạn, quan tâm các nhóm ngành hưởng lợi trực tiếp từ chính sách kích thích kinh tế sau đại dịch như ngân hàng, bán lẻ, xây dựng hạ tầng, bất động sản… Ngoài ra nhóm cổ phiếu năng lượng bao gồm dầu khí, điện truyền thống và điện gió, điện mặt trời cũng là những nhóm có tiềm năng tăng trưởng trong giai đoạn phục hồi kinh tế.

Nhận định thị trường: Cổ phiếu đáng quan tâm

* Cổ phiếu ngân hàng: TPB, MSB

* Bất động sản: VHM, TDC, DIG, LDG, HAG, KBC

* Phân bón hóa chất: DGC, DPM, DCM, CSV

* Chứng khoán: VCI

* Xây dựng: VCG, HBC

* Ngành nhựa: APH

Exit mobile version