Nhận định thị trường: Sự phân hóa diễn ra mạnh mẽ, thanh khoản thị trường tiếp tục duy trì ở mức cao, thị trường tăng điểm chủ yếu dựa vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Dự báo phiên mai áp lực bán sẽ dâng cao, có thể đẩy chỉ số về lại ngưỡng 1520 – 1525
***Điểm tin đầu giờ 7/1: Đọc gì trước giờ giao dịch***
Nhận định thị trường: Điểm lại phiên giao dịch 6/1
VN-Index mở cửa ATO giảm nhẹ 4 điểm, tuy nhiên chỉ sau vài phút, chỉ số đã sớm có dấu hiệu hồi với sự tăng giá của VIC. Nhưng ngay khi bước vào thời gian khớp lệnh liên tục, áp lực bán đã đè nhiều cổ phiếu lớn, các mã ngân hàng như TPB, VIB, SSB, LPB, BID, VPB… đều chìm trong sắc đỏ và khiến kéo VN-Index xuống dưới mốc tham chiếu.
Đến 9h30 VN-Index nhanh chóng hồi phục trở lại nhờ công lớn đến từ các cổ phiếu “họ” Vingroup, trong đó, VIC tăng 5% lên 105.000 đồng/cp, VHM tăng 1,2% lên 85.000 đồng/cp. VRE tiếp tục tăng trần ngay từ khi mở cửa, với trên 7 triệu cổ phiếu được khớp, trong đó khối ngoại mua hơn 2 triệu cổ phiếu.
Trên các nhóm ngành lớn 3 sàn sáng sớm nay, ngân hàng, chứng khoán và dầu khí là các nhóm chìm trong sắc đỏ. Dù không có nhóm nào xanh, các nhóm lớn còn lại như BĐS, xây dựng, sắt thép, thực phẩm… phân hóa.
Nhóm chứng khoán bắt đầu có vài sắc xanh ở CTS, BVS, TVS… tuy nhiên đa số cổ phiếu nhóm này vẫn giảm suốt từ đầu phiên đến lúc này, trong đó có vài mã giảm sâu như PHS, CSI. Mới đây, HNX cũng công bố bảng xếp hạng thị phần của các cty chứng khoán lớn, và bất ngờ nằm ở 2 đại gia HCM và VCI (rớt hạng), tuy nhiên giá 2 cổ phiếu này sáng nay có lẽ không bị ảnh hưởng mấy bởi tin này, chỉ giảm nhẹ theo “xu thế” chung.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index đứng ở mức 1.531,7 điểm, tương ứng tăng 9,2 điểm (0,6%). HNX-Index tăng 4,79 điểm (1%) lên 485,15 điểm. UPCoM-Index tăng 0,44 điểm (0,39%) lên 114,7 điểm.
Thanh khoản thị trường ở mức cao với tổng giá trị khớp lệnh đạt 22.416 tỷ đồng, tăng 0,5% so với phiên sáng hôm qua, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 1,8% lên 18.641 tỷ đồng. Khối ngoại tiếp tục bán ròng 170 tỷ đồng trên HoSE ở phiên sáng nay.
***Có bao nhiêu cổ phiếu tăng giá trong suốt 3 năm qua?***
Sau giờ nghỉ trưa đà tăng được nới rộng thêm từ sự trợ giúp của các mã như VCB, BID, BCM… Trong đó, VCB tăng 2,4% lên 79.900 đồng/cp, BID tăng 3,9% lên 38.500 đồng/cp…
Nhóm dầu khí nhà PVN cũng có khởi sắc như POW, PVC, PVC, PVS, PVB, PVT và PXS. Ngoài ra, OIL tăng hơn 3%, BSR tăng trở lại gần 2% dù đầu phiên giảm cũng hơn 2%. Tuy nhiên, GAS vẫn giảm gần 1%.
Bộ ba cổ phiếu nhà “Vin” vẫn là đầu tàu kéo cả nhóm BĐS nhà ở lẫn các chỉ số quan trọng của sàn HOSE. VIC đã nâng đà tăng lên gần 5%, VHM tăng hơn 1%. VRE dao động gần mức giá trần, nhưng có lẽ do khối ngoại “cầm trịch”, và đặc biệt lúc này lượng bán của họ đã nhiều hơn lượng mua, tức chuyển qua vị thế bán ròng. Ngoài ra, nhóm này còn những cái tên nổi bật như FLC, HTN, DXG, QCG, HAR, VPH, KHG, NVT, DRH
Cổ phiếu thuộc họ “FLC” biểu diễn sức mạnh đáng kể khi FLC tăng 5,5% và AMD, KLF tím lịm
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 6,07 điểm (0,4%) lên 1.528,57 điểm. Toàn sàn có 223 mã tăng, 225 mã giảm và 48 mã đứng giá. HNX-Index tăng 4,53 điểm (0,94%) lên 484,89 điểm. Toàn sàn có 113 mã tăng, 131 mã giảm và 44 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,13 điểm (0,11%) lên 114,39 điểm.
Thanh khoản thị trường ở mức cao với tổng giá trị khớp lệnh tăng 5% so với phiên trước và đạt 38.912 tỷ đồng, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 8% lên 33.030 tỷ đồng. Khối ngoại tiếp tục bán ròng khoảng hơn 270 tỷ đồng ở sàn HoSE.
Nhận định thị trường 7/1: Tích lũy quanh vùng 1530
Chứng khoán Việt đang bị tác động không nhỏ từ thông tin không mấy khả quan từ quỹ tiền tệ Mỹ (Fed). Việc Fed nâng lãi xuất để đối đầu lạm phát đã tác động đẩy hầu hết các thị trường chứng khoán trên thế giới giảm điểm.
Nhịp điều chỉnh của VN-Index tương đối nhỏ, mặc dù chỉ số vẫn thận trọng khi trở lại vùng 1.535 điểm và lùi bước, do áp lực bán vẫn tranh thủ chốt lời, nhưng không thể phủ nhận động thái hỗ trợ của dòng tiền.
Thị trường ghi nhận 1 phiên tăng điểm nhẹ, VN-Index vận động nhẹ nhàng trong phiên chiều, đây có lẽ là tín hiệu tốt giúp thị trường tăng không quá nóng trong bối cảnh thanh khoản tăng nhẹ và áp lực bán có phần gia tăng.
Sự phân hóa diễn ra mạnh mẽ, đà tăng chủ yếu được đóng góp bởi nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và góp công không nhỏ giúp chỉ số duy trì sắc xanh phải kể tên nhóm bất động sản. Điều này cho thấy đà tăng của thị trường vẫn còn dư địa.
Dòng tiền ngắn hạn về cơ bản vẫn tìm kiếm cơ hội ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, bên cạnh đó đã có sự dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu bluechips trong đó chủ yếu là cổ phiếu ngân hàng cho mục tiêu dài hạn hơn.
Dự báo trong phiên giao dịch tới, áp lực bán tại vùng kháng cự gần 1.530 – 1.535 điểm có thể khiến VN-Index quay đầu giảm điểm trong phiên sáng để kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1.520 – 1.525 điểm.
Nhận định thị trường: Cổ phiếu đáng quan tâm
* Cổ phiếu ngân hàng: TPB, MSB, STB, CTG, TCB
* Bất động sản: VHM, TDC, DIG, HAG, KBC, DLG
* Phân bón hóa chất: DGC, DPM, DCM, CSV
* Xuất nhập khẩu, thủy sản: VHC, ANV
* Chứng khoán: VCI, VND, SSI
* Xây dựng: VCG, HBC
* Chăn nuôi: DBC
* Bán lẻ: MSN