Nhận định thị trường ngày 7/2: Tích lũy đi lên

Nhận định thị trường 7/2: Tích lũy đi lên

Nhận định thị trường: Ngày 28/1 ghi nhận một phiên tăng điểm nhẹ trong bối cảnh thanh khoản tăng khá nhưng vẫn thấp hơn trung bình 20 phiên. Điểm nhấn thị trường là nhóm cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán khi thu hút dòng tiền khá tốt, với nhiều mã tăng mạnh, tác động tích cực lên tâm lý nhà đầu tư. 

Nhận định thị trường: Điểm lại phiên giao dịch 28/1

Khoảng thời gian đầu ở phiên giao dịch cuối cùng của năm Tân Sửu, thị trường chứng khoán biến động có phần tích cực hơn sau phiên rung lắc hôm qua. Hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn tăng giá và điều này giúp kéo các chỉ số lên trên mốc tham chiếu. Trong đó, MBB tăng 1,8%, MSN tăng 1,9%, BVH tăng 1,7%, HPG tăng 1,4%, VPB tăng 1,4%…

Tuy nhiên, áp lực trên thị trường vẫn còn khá lớn và đến từ nhiều cổ phiếu trụ cột khác như BCM, VIC, MWG, VCB…

Hàng loạt cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ vẫn bị bán mạnh, trong đó, DIG giảm sàn xuống 73.600 đồng/cp, LDG giảm 6,6%, L14 giảm 6,6%, CEO giảm 5%…

Nhóm cổ phiếu bất động sản và xây dựng ghi nhận nhiều cổ phiếu lao dốc mạnh, trong đó, HBC bị kéo xuống mức giá sàn và dư bán giá sàn 4,1 triệu đơn vị. CTD giảm 6,8% xuống 95.700 đồng/cp. 

Công ty Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) công bố BCTC hợp nhất quý IV/2021 với doanh thu giảm 31,5% xuống 2.918 tỷ đồng. Giá vốn giảm 27% nhưng vẫn cao hơn doanh thu nên lỗ gộp 3 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước có lãi 250 tỷ đồng. Đây là quý đầu tiên doanh nghiệp lỗ gộp từ khi niêm yết (2009).

*** Điểm tin đầu giờ 7/2: Đọc gì trước giờ giao dịch ***

VN-Index giảm 1,16 điểm (-0,08%) xuống 1.471,92 điểm. Toàn sàn có 209 mã tăng, 197 mã giảm và 72 mã đứng giá. HNX-Index giảm 1,87 điểm (-0,45%) xuống 409,4 điểm. Toàn sàn có 76 mã tăng, 111 mã giảm và 57 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,18 điểm (-0,17%) xuống 108,56 điểm.

Thanh khoản phiên sáng nay nhỉnh hơn cùng thời điểm phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 10.780 tỷ đồng, tăng 10,7%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 10,8% và đạt 9.765 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng trở lại khoảng 150 tỷ đồng ở sàn HoSE.

Phiên chiều, áp lực bán bất ngờ xuất hiện ở nhóm dầu khí và khiến hàng loạt cổ phiếu lao dốc. PVD giảm sàn xuống 30.500 đồng/cp, GAS giảm 3,8% xuống 107.500 đồng/cp, PVS giảm 6,6% xuống 27.000 đồng/cp.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán bất ngờ nhận được lực cầu tốt, trong đó, VND tăng 5,7%, SSI tăng 3%, VCI tăng 1,5%… Bên cạnh đó, hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn như MSN, FPT, BCM, VRE… cũng đồng loạt tăng mạnh.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 8,2 điểm (0,56%) lên 1.478,96 điểm. Toàn sàn có 307 mã tăng, 129 mã giảm và 55 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 5,46 điểm (1,33%) lên 416,33 điểm. Toàn sàn có 129 mã tăng, 88 mã giảm và 58 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,96 điểm (0,88%) lên 109,69 điểm.

Như vậy, VN-Index trong năm Tân Sửu tăng gần 33% so với cuối năm Canh Tý.

Thanh khoản thị trường cao hơn phiên trước với tổng giá trị khớp lệnh đạt 22.144 tỷ đồng, tăng 27%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 23% lên 19,172 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng 300 tỷ đồng ở sàn HoSE.

Nhận định thị trường 7/2: Tích lũy đi lên

Trong tuần giao dịch đầu tiên của năm mới Nhâm Dần 2022, VN-Index có thể sẽ tiếp tục hồi phục để hướng đến kháng cự tâm lý 1.500 điểm. Nhà đầu tư tham gia bắt đáy trong các phiên 12/1, 18/1 và 24/1 có thể tiếp tục nắm giữ danh mục hiện tại để tận dụng xu hướng tăng này.

Thanh khoản mặc dù vẫn thấp hơn trung bình 50 phiên nhưng có động thái gia tăng mức hỗ trợ thị trường. Với diễn biến khá ổn định và có tín hiệu hỗ trợ từ dòng tiền, dự kiến thị trường sẽ tiếp tục khởi sắc khi bước vào phiên giao dịch đầu tiên sau tết âm. Do vậy, nhà đầu tư có thể kỳ vọng nhịp tăng của thị trường sau kỳ nghỉ tết.

Đồng thời, thị trường có thể sẽ bước vào giai đoạn tích lũy cho thấy dòng tiền có thể sẽ phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu, đặc biệt đây cũng là mùa báo cáo tài chính quý IV/2021 của các doanh nghiệp niêm yết và nhiều doanh nghiệp cũng sẽ công bố về kế hoạch kinh doanh 2022. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục cải thiện từ vùng bi quan quá mức cho thấy rủi ro ngắn hạn có dấu hiệu giảm dần, nhưng các vị thế mua mới chỉ nên dành tỷ trọng thấp.

Trong kịch bản tiêu cực, nếu có tin tức xấu xảy ra trong tuần nghỉ lễ và áp lực bán sau Tết gia tăng khiến VN-Index điều chỉnh về vùng hỗ trợ 1.400-1.450 điểm sẽ mở ra cơ hội mua thêm cho các nhà đầu tư.

Nhận định thị trường: Cổ phiếu đáng quan tâm

* Cổ phiếu ngân hàng: BID, STB, TPB, STB, VCB

* Bất động sản: NLG

* Phân bón hóa chất:

* Xuất nhập khẩu, thủy sản:

* Chứng khoán:

* Dầu khí: BSR, GAS, PVD, PVS

* Xây dựng:

* Chăn nuôi: DBC

* Bán lẻ: MWG

Exit mobile version