Nhật Bản căng thẳng, các chính sách của BOJ liệu có “đúng đắn”?

Nhật Bản căng thẳng, các chính sách của BOJ liệu có "đúng đắn"?

Các khoản chi tiêu trong thời gian Covid của chính phủ Nhật Bản đã khiến nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng căng thẳng.

Chính sách lãi suất âm của BOJ như thế nào?

Lượng tiền gửi có dấu hiệu tăng cao do các khoản chi bằng tiền mặt của chính phủ Nhật Bản đang gây ra trạng thái căng thẳng đối với ngân hàng và nhiều đơn vị cho vay.

Những nỗ lực của ngân hàng Trung ương trong quá trình hạn chế ảnh hưởng kinh tế do chính sách lãi suất âm có vẻ đang gặp vận hạn. Ngân hàng hàng đầu của Nhật Bản – MUFG Bank đã bị tính âm lãi suất đối với các khoản tiền gửi tại BOJ (The Bank of Japan – Ngân hàng Trung ương Nhật Bản).

Các hộ gia đình tìm đến ngân hàng gửi tiền sau khi họ nhận được 1 vài khoản hỗ trợ từ phía công ty và chính phủ trong đại dịch Covid-19. Với lãi suất hiện là âm, đây là kết quả không ai ngờ, không ai mong muốn.

Nghịch lý cho hay, tính đến hết tháng 1/2022, số dư tiền gửi tại các ngân hàng hàng đầu đạt 446 nghìn tỷ yên, tương đương 3.870 tỷ USD. Con số này tăng 14% so với mức trước đại dịch vào đầu năm 2020.

Trữ lượng tiền gửi có khả năng tăng cao hơn nữa khi chính phủ chuẩn bị tung gói cứu trợ 2.000 tỷ Yên dành cho các hộ gia đình có trẻ nhỏ.

BOJ đã áp mức lãi suất 0,1% để giữ chi phí cho vay ở mức thấp nhất, kích thích các ngân hàng cho vay tiền, đầu tư hơn là trữ tiền mặt trong kho. Các động thái khác nhau của BOJ trong việc giới hạn mức phí giảm thiểu thiệt hại do lãi suất thấp đã ảnh hưởng đến lợi nhuận và doanh thu cuối năm của nhiều ngân hàng tư nhân.

Từ tháng 1/2016, BOJ đã áp dụng chính sách lãi suất âm đối với tiền gửi.

BOJ liệu có đang lạc đường?

BOJ đang đi đúng hướng với chính sách lãi suất âm.

BOJ đã thực hiện nhiều chính sách nhằm giới hạn mức độ dự trữ tiền mặt của các ngân hàng, tuy nhiên điều này có vẻ khiến các ngân hàng bị ảnh hưởng nhiều tới lợi nhuận gộp.

Trên thực tế, các khoản phí cố định áp dụng đối với khoản tiền trị giá 300 tỷ Yên dự trữ đã có dấu hiệu giảm, mức giảm này đáng kể so với tổng số lượng tiền gửi tại các ngân hàng lớn có trị giá khoảng 186.000 tỷ Yên.

Ngoài ra, BOJ còn bồi thường thiệt hại cho các ngân hàng với 1 mức lãi suất thưởng 0,1% để đẩy cao giá trị nhận hàng năm lên tới 950 tỷ Yên.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vẫn giữ chính sách nới lỏng tài chính, dự báo lạm phát cho tài khóa 2022.

Phó Thống đốc BOJ Masazumi Wakatabe đã phản ứng mạnh mẽ khi bị cho rằng chính sách lãi suất âm có nhiều khuyết điểm. “Tôi không cho rằng đấy là khuyết điểm bởi đến nay chưa có dấu hiệu nào cho thấy chính sách hiện tại ảnh hưởng đến nền kinh tế, các biện pháp kích thích đang khiến cục diện dần được kiểm soát tốt hơn”, ông Masazumi Wakatabe nhấn mạnh.

Thời gian này khá tế nhị đối với BOJ, mọi sự suy đoán về thị trường liên quan đến các chính sách ngắn hạn đang dồn tập trung vào câu hỏi lãi suất thấp và làm thế nào để các ngân hàng trung ương khác thoát khỏi điều này.  

Nhiều tổ chức tài chính tư nhân không hào hứng với chính sách lãi suất âm của BOJ, họ muốn biên lợi nhuận của mình được nới rộng khi YC được tạo điều kiện tốt để “vát cong” hơn nữa.

YC: Đường cong lợi suất vô cùng nhạy cảm trong tình hình lạm phát. Các nhà đầu tư nghĩ rằng lạm phát sẽ tăng tỷ lệ thuận với lãi suất (lạm phát thường xuất hiện khi tình hình tăng trưởng kinh tế đột biến). Nếu đường cong dốc thì nhà đầu tư đang lạc quan. Trái lại, đường cong lợi suất đảo ngược (chênh lệch giữa trái phiếu dài hạn và ngắn hạn dưới 0) là báo hiệu của việc nền kinh tế đang suy thoái.

Zoe (Nguồn Reuters)

Exit mobile version