Nhật Bản yêu cầu các sàn giao dịch tiền điện tử hủy các giao dịch liên quan đến lệnh trừng phạt Nga

Nhật Bản yêu cầu các sàn giao dịch tiền điện tử hủy các giao dịch liên quan đến lệnh trừng phạt Nga

Nhật Bản yêu cầu các sàn giao dịch tiền điện tử hủy các giao dịch liên quan đến lệnh trừng phạt Nga

Theo dữ liệu từ Reuters, sau những lo ngại từ nhóm G7, Nhật Bản đã yêu cầu các sàn giao dịch tiền điện tử hủy các giao dịch tài sản tiền điện tử đang phải chịu các lệnh trừng phạt đóng băng tài sản chống lại Nga và Belarus.

G7 là diễn đàn của 7 quốc gia có nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới. Mối lo ngại giữa các nền kinh tế trong nhóm G7 ngày càng tăng, khi họ tin rằng chính phủ Nga đang sử dụng tiền điện tử như công cụ để trốn tránh các lệnh trừng phạt về tài chính – những đòn đau mà quốc gia này phải chịu khi tấn công Ukraine.

Vào ngày 11 tháng 3 vừa qua, nhóm G7 đã ban hành một tuyên bố, cho biết các quốc gia phương Tây “sẽ áp đặt chi phí đối với các nhân tố Nga sử dụng tài sản kỹ thuật số trái phép để gia tăng và di chuyển của cải của họ”.

Nhóm G7 đã có những biện pháp cứng rắn để ngăn chặn Nga sử dụng tiền điện tử trốn tránh cách các lệnh trừng phạt

Theo thống kê, hiện nay Nhật Bản có 31 sàn giao dịch tiền điện tử đang hoạt động.

Theo Reuter, Nhật Bản đưa ra yêu cầu này sau khi Bộ Ngân khố Hoa Kỳ ban hành bộ quy tắc mới yêu cầu các công ty tiền điện tử có trụ sở tại Hoa Kỳ ngừng giao dịch với các mục tiêu trừng phạt.

Động thái của Nhật Bản có ý nghĩa gì?

Bàn về động thái này, một quan chức cấp cao tại Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản (FSA) cho biết:

“Chúng tôi đã quyết định ban hành một tuyên bố để duy trì động lực tồn tại của nhóm G7”. “Càng sớm càng tốt”.

Trong một tuyên bố chung, Cơ quan Dịch vụ Tài chính và Bộ Tài chính Nhật Bản đã chia sẻ, biện pháp cứng rắn sẽ được áp dụng, nhằm chống lại hoạt động chuyển tiền thông qua tài sản tiền điện tử có thể vi phạm lệnh trừng phạt.

Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản bổ sung thêm rằng, các khoản thanh toán trái phép với mục triêu trừng phạt sẽ phải chịu án tù giam 3 năm hoặc bị phạt 1 triệu yên (tương đương 8.487,52 USD).

FSA cho biết đối tượng giao dịch trái phép với mục triêu trừng phạt sẽ phải chịu án tù giam 3 năm

Bên cạnh đó, các khoản thanh toán dưới sự giám sát cũng bao gồm tài sản tiền điện tử – như là tiền điện tử và token không thể thay thế (NFT).

Với động thái này của Nhật Bản, Nga tiếp tục chứng kiến các phương thức thanh toán bị đình chỉ do cuộc chiến tranh “vô nghĩa” của quốc gia này với Ukraine.

Exit mobile version