Nhật Bản thắt chặt các quy định đối với các đơn vị phát hành stablecoin

Nhật Bản hướng tới mục đích ép các nhà phát hành Stablecoin đăng ký làm các ngân hàng

Theo các quy định mới của Nhật Bản, các công ty phát hành stablecoin như Tether và Cirle sẽ khó có thể tiếp cận tới người dùng tại Nhật Bản nếu không đáp ứng được những quy định mới của quốc gia này.

Theo Nikkei Asia, trong năm tới, Cơ quan dịch vụ tài chính (FSA) của Nhật Bản sẽ siết chặt hơn các quy định trong việc phát hành stablecoin. Cụ thể, chỉ các ngân hàng và công ty chuyển tiền mới được phép phát hành stablecoin.

Động thái này của FSA được cho là nhằm tránh rủi ro và bảo vệ tài sản của khách hàng một cách an toàn hơn.

Không chỉ ở Nhật Bản mà còn ở Mĩ, các cơ quan quản lý quốc gia này hiện tại cũng đang đẩy mạnh các yêu cầu tương tự đối với các nhà phát hành stablecoin

Điều này cũng đồng nghĩa với việc, nếu các công ty như Tether không đăng ký làm ngân hàng hay các công ty chuyển tiền thì sẽ không thể tiến hành việc phát hành stablecoin ở thị trường Nhật Bản.

Theo dữ liệu ghi nhận từ CoinGecko, tính tới ngày 07/12, tổng giá trị vốn hóa thị trường của stablecoin là 160 tỷ USD với khối lượng giao dịch trong vòng 24h ước tính 80 tỷ USD.

Trong đó, tính riêng trong năm 2021, đồng Tether (USDT) đang chiếm tới 50% thị trường stablecoin. Tiếp theo là U.S Dollar Coin (USDC) chiếm 27% và Binance USD (BUSD) chiếm 9%.

Nhật Bản thắt chặt các quy định đối với các đơn vị phát hành stablecoin

Ngay sau khi tuyên bố rằng tất cả các stablecoin mà mình đang sở hữu đều được hỗ trợ bởi dự trữ đồng đô la, công ty Tether đã bị cơ quan quản lý Mỹ tiến hành điều tra do một phần dự trữ thực tế đến từ thương phiếu và các khoản nợ ngắn hạn.

Vào hồi tháng 9, khi Evergrande, công ty phát triển bất động sản Trung Quốc gặp khủng hoảng nợ khi phải thanh toán cho 171 ngân hàng trong nước và 121 công ty tài chính khác, Tether cũng cho biết không nắm giữ bất kỳ khoản nợ nào của nhà phát triển nói trên.

Cũng theo Nikkei Asia, FSA cũng đang có kế hoạch sử dụng các đơn vị trung gian trong giao dịch tiền điện tử, chẳng hạn như các nhà cung cấp ví tiền điện tử, tham gia vào việc triển khai thử nghiệm của mình.

Theo đó, với các quy định mới, Nhật Bản sẽ cấm các tổ chức phát hành stablecoin chưa tiến hành đăng ký và sẽ yêu cầu tất cả các công ty hỗ trợ giao dịch phải đảm bảo việc xác minh danh tính của người dùng và thông báo ngay với FSA ngay khi phát hiện dấu hiệu khả nghi.

Trong khi đó, một số nguồn tin cho hay, có tới 70 công ty của Nhật Bản, bao gồm hàng loạt các ngân hàng hàng đầu, sẽ tham gia việc nghiên cứu triển khai đồng tiền kỹ thuật số được hỗ trợ bởi tiền gửi của mỗi ngân hàng để phục vụ việc ra mắt một loại stablecoin mới, hay còn gọi là DCJPY.

Bất chấp nỗ lực của Diễn đàn Tiền điện tử kỹ thuật số – “Digital Currency Forum” bao gồm hàng loạt các ngân hàng như Ngân hàng MUFG, Tập đoàn Sumitomo, Ngân hàng Sumitomo Mitsui, Ngân hàng Mizuho và Ngân hàng Bưu điện Nhật Bản, trong việc tiến hành các cuộc thử nghiệm, FSA và Ngân hàng trung ương Nhật Bản cho biết sẽ chỉ tham gia với vai trò giám sát trong quá trình triển khai này.

Exit mobile version