Nhiều lao động chỉ có ý định quay lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2022

Nhiều lao động chỉ có ý định quay lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2022

Nhiều lao động chỉ có ý định quay lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2022

Theo một cuộc khảo sát của HUBA, chỉ có khoảng 40% người lao động muốn trở lại làm việc sau khi thành phố mở cửa.

Đầu tháng 9, Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) thực hiện một cuộc khảo sát nhằm chuẩn bị phương án nhân lực cho tháng 10 với khoảng 300 doanh nghiệp ngành sản xuất công nghệ phụ trợ và các sản phẩm thiên về kỹ thuật.

Ông Trần Việt Anh, Phó chủ tịch HUBA chia sẻ, kết quả cho thấy chỉ có khoảng 40% người lao động muốn trở lại làm việc sau khi thành phố mở cửa. Trong đó có rất nhiều người chỉ có ý định quay lại sau Tết nguyên đán.

Còn theo số liệu của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP.HCM, khi thành phố nới lỏng các biện pháp giãn cách, đã có hơn nửa triệu lao động bỏ phố về quê, trong đó có khoảng 300.000 công nhân. Trước dịch, TP.HCM có gần 4 triệu lao động tại hơn 286.000 doanh nghiệp, trong đó 1,2 triệu công nhân tại các nhà máy, riêng 17 khu chế xuất, khu công nghiệp và một khu công nghệ cao có hơn 320.000 người.

Nhiều người lao động không thể bám trụ tại thành phố nên tìm cách hồi hương.

Theo Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP.HCM – ông Lê Minh Tấn, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố chiếm 98%, nên lượng lao động bị ảnh hưởng rất lớn, nhất là ngành may mặc, giày da, dịch vụ thương mại, giao thông…

Nhiều ngành khát lao động

Bà Nguyễn Thị Thủy, Phó chủ tịch công đoàn Dệt may Việt Nam thông tin, vài năm trở lại đây, lao động có xu hướng dịch chuyển sang các ngành khác. Các nhà máy luôn thiếu ít nhất 10% so với nhu cầu sản xuất. Sau ngày 30/9, tình trạng thiếu hụt tăng lên 30% do một số công nhân về quê chưa thể quay lại, các trường học đóng cửa, người lao động phải ở nhà trông con, số khác là F0 hoặc bị cách ly phong tỏa.

Bà Thủy bày tỏ hy vọng từ nay đến giữa năm 2022, việc tuyển dụng của ngành dệt may sẽ thuận lợi hơn do các ngành dịch vụ khác vẫn đang đóng cửa, không bị cạnh tranh lao động.

Một chủ nhà hàng phục vụ món Thái ở quận 4, một nhà hàng chuyên đồ Âu, quán ăn ở quận 1 sử dụng gần 40 lao động phải đóng cửa hơn 4 tháng qua cho biết, sau khi thành phố công bố dần “mở cửa”, anh Mạnh dự định sẽ bán mang về nhưng kế hoạch thất bại bởi 70% nhân viên đã về quê và hầu hết chưa được tiêm vaccine.

Nói về nguyên nhân, người này chia sẻ ngoài việc gặp rào cản bởi các quy định đi lại giữa các địa phương, nhiều bạn không muốn về lại thành phố, ít nhất đến hết năm.

Bởi vậy, dự kiến đầu tháng 11 các nhà hàng sẽ tái hoạt động, để hỗ trợ nhân viên, anh sẽ cho ứng tháng lương đầu tiên ngay ngày đầu đi làm, hỗ trợ chỗ ăn ở trong ít nhất một tuần và cam kết có thưởng Tết. Anh kỳ vọng với những chính sách này, 70% nhân viên cũ sẽ quay lại làm việc để giảm bớt thời gian đào tạo.

Các chuyên gia cho rằng, việc thiếu lao động còn xảy ra nhiều ở những doanh nghiệp không coi trọng chính sách giữ chân người lao động trong thời gian dịch.

Ông Trần Việt Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) nêu quan điểm, những nơi sử dụng vài trăm lao động nhưng không ràng buộc bởi hợp đồng lao động, “né” bảo hiểm xã hội sẽ mất lao động nhiều hơn, gặp khó khăn khi quay lại sản xuất. Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI có nhiều chính sách giữ chân tốt.

Tổng cục Thống kê đánh giá, việc thiếu hụt lao động không còn là nguy cơ mà đã tác động trực tiếp, làm chuỗi cung ứng bị đứt gãy.

Theo khảo sát của đơn vị này, tình trạng khan hiếm lao động ghi nhận nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ với 30,6%.

Một số ngành “khát” nhân lực, như: sản xuất da và các sản phẩm liên quan gần 52%; sản xuất trang phục 49%; thiết bị điện 44%; dệt 39,5%; điện tử, máy tính, sản phẩm quang học 5,6%.

Nhóm các doanh nghiệp mảng năng lượng tiếp tục ghi nhận sự sụt giảm về nhu cầu tuyển dụng trong quý IV năm 2021.

Navigos Search ghi nhận, một số doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhưng không tuyển được nhân sự do mức lương doanh nghiệp đang trả thấp hơn so với thị trường. Các doanh nghiệp này phải cắt giảm một số tiêu chí tuyển dụng nhưng cũng vẫn không tìm được ứng viên phù hợp.

Ngoài ra, việc tuyển dụng ứng viên người nước ngoài cũng gặp rất nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp có xu hướng cân nhắc tuyển các ứng viên hiện đang ở Việt Nam hoặc điều chuyển các nhân sự trong cùng tập đoàn nhưng đang làm việc tại các nước khác chứ không tuyển mới các ứng viên bên ngoài.

Cát Anh (T/h)

Exit mobile version