Nhịp điệu thị trường 11/5: Thanh khoản mất hút

Nhịp điệu thị trường 11/5: Thanh khoản mất hút

Nhịp điệu thị trường 15h00

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 7,97 điểm (-0,62%) xuống 1.301,53 điểm. Toàn sàn có 294 mã tăng, 143 mã giảm và 59 mã đứng giá. HNX-Index 3,02 điểm (-0,92%) xuống 333,04 điểm. Toàn sàn có 144 mã tăng, 66 mã giảm và 45 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,27 điểm (-0,27%) xuống 98,79 điểm.

Thanh khoản thị trường giảm mạnh so với phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 11.495 tỷ đồng, giảm 35% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 36% xuống còn 10,294 tỷ đồng.

Khối ngoại bán ròng trở lại 99 tỷ đồng ở sàn HoSE trong phiên này.

Nhịp điệu thị trường 14h

Rổ VN30 vẫn mang sắc thái tiêu cực khi số mã giảm chiếm ưu thế 22/8. MSN, STB, TPB, BVH là những cái tên quen thuộc những phiên gần đây lấy đi nhiều điểm số của VN-index.

Cổ phiếu VRE phiên nay tích cực nhất sau chuỗi ngày lao đao đã bật tăng 4,3% với khối lượng đạt 3,5 triệu cổ phiếu. Nhóm ngân hàng đóng góp chính cho mã xanh trong rổ VN30 khi có 6/8 mã thuộc về nhóm này. Hiện ACB, CTG, TCB tăng 1%, MBB, HDB, VCB tăng 0,5 %.

Nhịp điệu thị trường 13h30

Phiên chiều trở lại với diễn biến tích cực. Lực cầu dâng cao, hấp thụ hết xung lực phe bán, đấy số mã giảm giá thu hẹp nhanh chóng. Hiện tại VN-index thoát khỏi vùng đỏ, bật tăng 3 điểm lên 1296.51 điểm.

Nhóm bất động sản khơi nghĩa, đóng góp không nhỏ cho thị trường khi số mã “tím” xuất hiện cùng với hàng loạt cổ phiếu khác có mức tăng rất tốt từ 4 – 6,5% như IDJ, CKG, API, VRC, VPH…trong khi CEO, NBB, DIG, NHA tăng kịch trần. Tích cực nhất phải kể tên anh cả VHM khi cả phiên sáng mang sắc đỏ đã được đổi màu sang xanh, anh tăng giá cũng tác động lớn đến chỉ số chung. Hiện tại VHM tăng 0,86% lên 70.500/cp

Nhịp điệu thị trường 11h30

Phiên sáng kết thúc, VN-index xuống 1.281,61 điểm (-0,92%) giảm 11.95 điểm. HNX-index lên 331.27 điểm (0,38%) tăng 1.25 điểm. UPcom-index xuống 98.34 điểm (0,73%) giảm 0,72 điểm.

Khối lượng giao dịch giảm nghiêm trọng, mất hút 50% so với phiên 10/5. Khối ngoại bán ròng trên HoSE hơn 73 tỷ. Mua nhẹ trên HNX, UPcom lần lượt 3,2 và 1,7 tỷ đồng.

Nhịp điệu thị trường 11h

Nhóm cổ phiếu nhà “louis” có phiên giao dịch khởi sắc khi hầu hết tăng điểm, trong đó DDV dẫn đầu đà tăng với 5%, tuy nhiên khối lượng toàn gia khá lẹt đẹt. Diễn biến tương tự cũng đang diên ra tại nhà “FLC” ROS, ART còn tăng kịch trần, KLF, FLC tăng trên dưới 4%. Tại nhóm nhà “A7” cũng vậy, các mã L14, CEO, DIG, CCL, NHA đều tăng khá từ 2 – 6%.

Nhóm dầu khí phân hóa, 2 nửa thái cực. Đại diện phe tăng có PVC, PVS, PGC cả 3 mã này tăng 3-5% cùng với BSR, OIL hay PVD cùng tăng hơn 1,5%. Trong khi chiều ngược lại GAS, PLX, PGD, ASP, PSH đều giảm từ 1- 3%

Nhịp điệu thị trường 10h30

Áp lực bán mạnh xuất hiện ở nhiều cổ phiếu thuộc nhóm VN30 và điều này gây khó khăn cho các chỉ số, trong đó, STBgiarm 3,6%, MSN giảm 2,8%, BVH giảm 2,2%, BID giảm 1,8%…Cổ phiếu ngành thủy sản và bảo hiểm chìm trong sắc đỏ. Các mã đầu ngành như VHC (-2.45%), IDI (-2.7%) và BVH (-2.5%) đều giảm đáng kể.

Giao dịch diễn ra thận trọng, hiện giá trị giao dịch sàn HoSE chỉ ở mức 1.700 tỷ đồng. 

VN-Index giảm 7,9 điểm (-0,61%) xuống 1.285,66 điểm. VN30-Index tăng 2,05 điểm (0,62%) lên 332,07 điểm.

Nhịp điệu thị trường 9h30

Mở cửa phiên dịch ngày 11/5, VN-Index xuất hiện sắc xanh, tuy nhiên biến động giằng co, phân hóa ở nhóm cổ phiếu trụ cột. Các mã như BCM, MSN, GAS, BVH, VIC, MWG, VHM… đều chìm trong sắc đỏ và gây ra rất nhiều áp lực lên các chỉ số. Trong đó, BCM giảm 3,1%, MSN giảm 2,2%, GAS giảm 1,4%, BVH giảm 1,3%…

Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu như VRE, HVN, CTG, VCS, PVD… đều giữ được sắc xanh và phần nào nâng đỡ các chỉ số. Trong đó, PVS tăng 5% lên 25.400 đồng/cp và là nhân tố chính giúp duy trì được sắc xanh của HNX-Index.

***Điểm tin đầu giờ 11/5: Đọc gì trước giờ giao dịch***

Châu Âu: Tỷ lệ lạm phát bắt đầu tăng sau khi các nước châu Âu nới lỏng hạn chế, song trở nên nghiêm trọng hơn do cuộc xung đột Nga-Ukraine bùng phát khiến giá năng lượng và thực phẩm càng bị đẩy lên cao.


Xăng dầu: Giá xăng bán lẻ tại Mỹ đã tăng trong ngày 10/5 và đạt mức cao kỷ lục mới, vượt qua mức kỷ lục ghi nhận được hồi tháng 3/2022, trong bối cảnh các nhà máy lọc dầu toàn cầu phải vật lộn với tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng khiến giá tăng vọt trước mùa đi lại dịp Hè.


Chỉ số Dow Jones giảm 84.96 điểm (tương đương 0.26%) xuống 32,160.74 điểm.
Trong khi, chỉ số S&P 500 tiến 0.25% lên 4,001.05 điểm, và chỉ số Nasdaq Composite cộng 0.98% lên 11,737.67 điểm.


Chứng khoán: 4 tháng đầu năm 2022, cá nhân trong nước mở mới 905.846 tài khoản chứng khoán, gấp 2,5 lần cùng kỳ năm ngoái. Tổng số tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước tới hết tháng 4 đạt gần 5,18 triệu, tương đương hơn 5,24% dân số.


Xuất khẩu: Cán cân thương mại thặng dư 850 triệu USD trong tháng 4 và thặng dư 2,53 tỷ USD sau 4 tháng. Kim ngạch xuất khẩu tháng 4 giảm 4% so với tháng trước, đạt hơn 33,3 tỷ USD. Kim ngạch nhập khẩu tháng 4 giảm 0,6%, đạt gần 32,5 tỷ USD.


HPG: công bố sản lượng sản xuất tháng 4 đạt 737.000 tấn thép thô, tăng nhẹ so với cùng kỳ. Sản lượng bán hàng các sản phẩm thép gồm thép xây dựng, thép cuộn cán nóng, phôi thép đạt gần 600.000 tấn, giảm 31% so với cùng kỳ năm trước và giảm 28% so với tháng trước.


PVT: Doanh nghiệp lên kế hoạch doanh thu năm nay giảm 15,6% và lợi nhuận giảm 42% so với thực hiện năm trước. PVTrans chuẩn bị ngân sách đầu tư 3.299 tỷ đồng, riêng đầu tư tàu là 2.916 tỷ đồng.


DIG: Doanh thu thuần quý I tăng 3,7% so với cùng kỳ, lên 518,9 tỷ đồng; lãi sau thuế tăng hơn 43%, đạt 61,6 tỷ đồng. Trong kỳ, công ty phát sinh khoản vay Sacombank Vũng Tàu trị giá 350 tỷ đồng.


Index phiên qua đà tăng giá được duy trì tốt trong cả phiên chiều đã kết thúc một ngày kiểm định đáy mạnh mẽ. VN-Index đóng cửa tăng 1,89% tương đương gần 24 điểm, lên 1.293,56 điểm và chỉ số “vá đáy” thành công.


Chỉ số VN30 tăng 2,39%, vượt trội thị trường chung với 28 mã trong sắc xanh. Các mã trong rổ tăng mạnh mẽ thúc đẩy các chỉ số chính đi lên gồm có VPB +4,92%, FPT +4,68%, HPG +2,88%, VHM +2,8%… Trong khi đó, VRE và GVR là 2 mã duy nhất trong rổ mất điểm. Nhóm vốn hóa trung bình thấp cũng phục hồi nhưng chậm và yếu hơn, chỉ số VNMidcap và VNSmallcap chỉ tăng 0,97% và 0,73%.


Nhìn chung, hầu hết các nhóm ngành đều bật tăng trở lại từ vùng giá thấp. Sức bật mạnh nhất ghi nhận ở các nhóm ngành như Tài chính, Năng lượng, Dầu khí, Công nghệ thông tin, Khu công nghiệp. Hàng tiêu dùng không thiết yếu… Ngược lại, nhóm Phân bón bao gồm DCM và DPM vẫn đóng cửa với mức giá sàn trước lực cung giá thấp.
Khối ngoại tiếp tục giao dịch tích cực khi đẩy mạnh giá trị mua ròng trên HOSE lên +722 tỷ đồng.

Exit mobile version