Nhịp điệu thị trường 12/5: Cơn lốc thứ 2 cuốn bay tất cả

Nhịp điệu thị trường 12/5: Cơn lốc thứ 2 cuốn bay tất cả

Nhịp điệu thị trường 15h

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 62,69 điểm (-4,82%) xuống 1.238,84 điểm. Toàn sàn có 39 mã tăng, 424 mã giảm và 25 mã đứng giá. HNX-Index giảm 17,52 điểm (-5,26%) xuống 315,52 điểm. UPCoM-Index giảm 2,35 điểm (-2,38%) xuống 96,44 điểm.

Thanh khoản thị trường tăng mạnh so với phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 15.717 tỷ đồng, tăng 37% trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 36% lên 14.003 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng 98 tỷ đồng trên HoSE.

Nhịp điệu thị trường 14h10

Bán trên diện rộng, VN-Index rớt 60 điểm

Đà bán xuất hiện mạnh dần trong phiên chiều, cho đến 14h15 thì VN-Index đã mất hơn 60 điểm. Cả 3 sàn có 159 mã giảm sàn, hơn 600 mã giảm và chỉ 128 mã tăng.

Cổ phiếu giảm sâu, nhưng khối ngoại vẫn bán ròng hôm nay (tính theo số lượng). Cụ thể họ bán tới hơn 6 triệu cổ phiếu, bán ròng cả trên nhiều Large Cap rớt sàn trên HOSE, dù không có tập trung lệnh lớn vào mã nào. Điểm sáng là họ mua ròng mạnh ở STB.

Tuy nhiên trên 3 sàn tính ra vẫn còn khá nhiều cổ phiếu tăng giá bất chấp từ phiên sáng cho đến cuối ngày, không bị ảnh hưởng bởi “đám đông”. Những cổ phiếu đó có thể kể đến như GE2, SAB, BHN, CC1, CRE, ABI, EIB, PMS… và điều thú vị là đa số cổ phiếu này đều rất… kém thanh khoản (lượng khớp trong ngày rất thấp).

Trong 1 ngày cả thị trường rớt thảm, 2 đại gia ngành bia là SAB và BHN bỗng dưng tăng giá, mà đâu chỉ tăng trong phiên chiều, 2 cổ phiếu này tăng cả trong hầu hết thời gian của phiên sáng.

Nhịp điệu thị trường 13h30

Áp lực bán liên tục bị đẩy lên mức cao và đẩy hàng loạt nhóm ngành cổ phiếu lao dốc, trong đó, nhiều các cổ phiếu bluechip như BCM, STB, BVH… bị kéo xuống mức giá sàn.

VN-Index hiện giảm 57,62 điểm (-4,43%) xuống 1.243,91 điểm. HNX-Index giảm 12,45 điểm (-3,74%) xuống 320,59 điểm. UPCoM-Index giảm 1,75 điểm (-1,77%) xuống 97,04 điểm.

Nhịp điệu thị trường 11h30

Thị trường đóng cửa phiên buối sáng chìm trong sắc đỏ với 691 mã giảm, 176 mã tăng và 125 mã tham chiếu trên cả 3 sàn. VN-Index mất 25,24 điểm (1,94%) xuống 1.276 ,29 điểm. VN30-Index giảm nhiều hơn khi mất tới 30,15 điểm (2,23%) xuống 1.319,67 điểm. HNX-Index mất gần điểm (1,5%) xuống 328,06 điểm. Trong khi đó, UPCoM-Index giảm 0,51% xuống 98,29 điểm.

Hợp đồng tương lai VN30F2205 đóng cửa phiên sáng ở mức 1.311,2 điểm, âm 8,47 điểm so với chỉ số cơ sở.

Tâm lý thận trọng vẫn duy trì khi thanh khoản trên 3 sàn chỉ đạt mức 6.676 tỷ đồng với gần 496 tỷ đồng giao dịch thỏa thuận.

28 cổ phiếu trong VN30 giảm điểm với các cổ phiếu chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng giảm trên dưới 3%. STB giảm gần 5%, VPB giảm 3,3%…Các cổ phiếu khỏe của ngành ngân hàng như VCB cũng giảm hơn 1%. Thanh khoản thấp cùng diễn biến tiêu cực của chỉ số đã khiến nhóm cổ phiếu chứng khoán hôm nay giảm mạnh, VND, VCI giảm hơn 4%, SSI giảm 3,6%…

GMD tăng mạnh kéo các cổ phiếu logistcs và cảng biển xanh trong khoảng thời gian đầu phiên. Tuy nhiên tại thời điểm đóng cửa, nhóm cổ phiếu này quay lại sắc đỏ trước áp lực chung thị trường, trừ GMD vẫn tăng 2,7%.

Nhóm cổ phiếu bán lẻ cũng chịu áp lức giảm điểm trong phiên hôm nay, FRT có lúc giảm sàn với mức dư bán sàn gần 700 nghìn cổ phiếu nhưng sau đó được hấp thụ hết. DGW giảm 3,5% trong khi MWG cũng mất hơn 1%.

Nhịp điệu thị trường 10h30

Bất chấp các chỉ số future sàn Mỹ đang hồi nhẹ, bên sàn Việt, VN30 đang giảm sâu hơn 23 điểm, kéo theo VN-Index giảm hơn 18 điểm. Hầu hết Large Cap trên HOSE đều giảm giá. Thanh khoản sáng nay tiếp tục thấp hơn ngày hôm qua. Chỉ số HNX index cũng bị ảnh hưởng theo, nhưng UPCoM-Index, may thay vẫn có khá nhiều trụ đỡ, nên còn treo bên trên tham chiếu.

Trên sàn HOSE, chỉ còn vài mã vốn hóa lớn còn giữ được sắc xanh, như EIB, GVR, GMD, PGV… Ở 2 nhóm Mid và Small Cap thì có nhiều cổ phiếu xanh hơn, trong đó cũng có những mã tăng giá mạnh như LGC, HDC, SJS, PNC, VMD… Tuy nhiên nhìn chung sàn HOSE đang ngập trong sắc đỏ, với hơn 70% số cổ phiếu giảm giá, so với chỉ chưa đến 20% tăng giá. Khối ngoại cũng đang bán ròng hơn 4 triệu cổ phiếu trên sàn này.

Cầm cự cho đến khoảng 10h thì HNX-Index cũng rơi mạnh hơn, hiện giảm tới 1.1%, trong đó nhiều largecap giảm từ 2-4% như MBS, NTP, IDC, THD, PVI, SHS… Ngạc nhiên là CEO lại tăng giá hơn 1%, và NVB tăng tới hơn 3%.

Sàn UPCoM vẫn có khá nhiều largecap tăng giá khá mạnh, bao gồm GE2, KLB, MCH, SIP, VTP… trong đó có không ít mã giữ được đà tăng suốt từ đầu phiên. Đó có lẽ cũng chính là lý do chỉ số sàn UPCoM vẫn treo bên trên tham chiếu.

KLB vẫn là cổ phiếu ngân hàng tăng bắt mắt hơn 7% cho đến giữa phiên sáng nay, với chỉ 4 deal khớp lệnh từ đầu phiên. Ngoài ra, EIB cũng là cổ phiếu khác tăng đáng kể, hơn 3%. Còn lại đa số ngân hàng đều chìm trong sắc đỏ, với mức giảm trên 1%. STB, TCB, VPB… tiếp tục quá trình dò đáy 1 năm.

Nhịp điệu thị trường 9h30

Mở cửa tiêu cực khi chỉ số chính giảm 13 điểm, cả 2 chỉ số HNX và UPcom cũng mang sắc đỏ, đà giảm gần như đồng pha cùng thị trường thế giới.

Thanh khoản của VN-index tiếp tục duy trì ở mức thấp chỉ đạt 1.300 tỷ đồng. VN30 còn giảm mạnh hơn, mất 23 điểm, tác nhân chính bới nhóm ngân hàng lao dốc đồng loạt hơn 1%. Thanh khoản tại HNX chỉ loanh quanh 200 tỷ đồng cùng với Upcom chỉ hơn 100 tỷ đồng.

Cổ phiếu vua mất ngôi, giảm mạnh nhất trong nhóm thuộc về STB 3,1%, các cổ phiếu giảm hơn 2% như TPB, VPB…Các cổ phiếu chứng khoán tiếp tục giảm điểm trong phiên hôm nay, với VND, SHS giảm hơn 2%, SSI, VCI giảm hơn 1%…

Các cổ phiếu giảm mạnh trong thời gian qua như nhóm bất động sản DIG, CEO vẫn giữ được quán tính tăng điểm. Nhờ sự dẫn dắt của GMD, các cổ phiếu nhóm cảng biển, logistics đồng loạt tăng như HAH, VOS, VSC…

***Điểm tin đầu giờ 12/5: Đọc già trước giờ giao dịch***

Than: Giá than tiếp tục tăng 2%, vượt 380 USD/tấn


Mỹ: Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ tăng 8,3% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm 2021. So với tháng 3, lạm phát toàn phần tăng 0,2%, trong khi lạm phát cơ bản tăng 0,6%.


Trung Quốc: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giá sản xuất (PPI) của Trung Quốc tăng cao hơn dự báo trong tháng 4, theo dữ liệu từ Cục thống kê quốc gia. CPI tăng 2,1% trong tháng trước so với cùng kỳ năm 2021 trong bối cảnh giá năng lượng và rau xanh tăng cao. Con số thực tế vượt lên trên mức dự báo tăng 1,8% trong một cuộc khảo sát thực hiện bởi Reuters.


Chỉ số Dow Jones rớt 326.63 điểm (tương đương 1.02%) xuống 31,834.11 điểm.
Chỉ số S&P 500 lùi 1.65% xuống 3,935.18 điểm, và chỉ số Nasdaq Composite mất 3.18% còn 11,364.24 điểm.


Xăng dầu: Giá xăng tăng hơn 1.500 đồng/lít, tiến sát 30.000 đồng/lít
Thủy sản: Tính đến giữa tháng 4, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang Canada đạt 17,2 triệu USD, tăng 69,4% so với cùng kỳ năm ngoái.


Kinh tế: Ủy ban Kinh tế đề nghị tăng cường quản lý, giám sát đối với thị trường bất động sản, chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp, bảo đảm an toàn hệ thống tài chính. Các tổ chức tín dụng được yêu cầu tiết giảm chi phí hoạt động, phấn đấu giảm lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn.


PTB: Phú Tài chốt quyền trả cổ tức tỷ lệ 45%. Quý I, Phú Tài ghi nhận doanh thu 1.735 tỷ đồng, lãi trước thuế 180,5 tỷ đồng, lần lượt tăng 23% và 43% so với cùng kỳ 2021.


Index phiên qua VN-Index đảo chiều thành công, nhưng mức tăng kém do các blue-chips vẫn còn phân hóa nhiều.
VN Index đạt 1,301.53 điểm, tăng 7.97 điểm (+0.62 %) – HNX Index đạt 333.04 điểm, tăng 3.02 điểm (+0.92 %).


Khối lượng cực thấp, toàn thị trường hơn 13 ngàn tỷ đồng trong đó sàn HSX đạt giá trị giao dịch hơn 11,515 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu bất động sản tăng rực rỡ dù các cổ phiếu lớn nhất không nổi bật. VIC đóng cửa chỉ tăng 0,12%, VHM tăng 0,86%, NVL vẫn giảm 0,38% là ví dụ, nhưng những mã này đều hồi lại rất tốt.


Nhóm bất động sản nhỏ thì kịch trần khá nhiều như CEO, DIG, NBB, LDG, HDC, NVT, CCL… Số khác tăng trên 2% thì rất nhiều.
Nhóm xây dựng và vật liệu cũng có cả chục cổ phiếu kịch trần ở các sàn.


Thị trường đảo chiều thành công với thanh khoản cực thấp nghĩa là nhà đầu tư không bán nhiều. Thị trường đang dựa nhiều trên việc giảm nhu cầu bán, hơn là tăng nhu cầu mua.

JM – ViMoney

Exit mobile version