Nhịp điệu thị trường 19/5: Giao dịch giằng co, VN-index đứng mấp mé trên tham chiếu

Nhịp điệu thị trường 19/5: Giao dịch giằng co, VN-index lên xuống quanh ngưỡng 1230 điểm

Nhịp điệu thị trường 15h

Không có bất ngờ nào xảy ra hết trên sàn HOSE cuối phiên “đáo hạn phái sinh” chiều nay, ngoại trừ việc MSN tăng trần mà chỉ số nhóm VN30 vẫn đóng cửa ngay dưới vạch tham chiếu. 

Thanh khoản trên HOSE tiếp tục ở mức thấp hơn ngày hôm qua dù giá cổ phiếu không có giảm sâu. Đồng thời, số lượng cổ phiếu tăng giá trên sàn này tăng lên khá nhiều trong phiên chiều, nhưng chỉ số VN-Index lại chỉ loanh quanh ngay tham chiếu lúc đóng cửa. Cụ thể sàn HOSE có hơn 40% số cổ phiếu tăng giá, nhiều hơn hẳn so với mức 25% cuối phiên sáng, thậm chí có những Large Cap tăng rất mạnh như MSN, VGC, OCB, DGC…

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 0,88 điểm lên 1.241,64 điểm (0,07%). HNX-Index giảm 1,82 điểm xuống 308,02 điểm (-0,59%). UPCoM-Index giảm 0,15 điểm xuống 94,58 điểm (-0,16%).

Nhịp điệu thị trường 13h30: Giao dịch cầm chừng

Giao dịch cầm chừng, tuy nhiên số mã xanh đang ngày càng nhiều, kéo chỉ số VN-index về gần tham chiếu. Lực đẩy mạnh hơn do số cổ phiếu xanh đã tăng lên trong rổ VN30 và sự hồi phục của nhóm chứng khoán. Ghi nhận tại thời điểm VND, HCM, CTS đã chuyển màu sang xanh.

Hiện VNindex còn giảm 1 điểm xuống 1.239 điểm, HNXindex giảm 3,2 điểm xuống 306 điểm, UPcom giảm 0,8 điểm xuống 94 điểm.

Nhịp điệu thị trường 11h30: Tiếp tục với khối lượng thấp

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 3,16 điểm xuống 1.237,6 điểm (-0,25%). HNX-Index giảm 2,97 điểm xuống 306,87 điểm (-0,96%). UPCoM-Index giảm 0,31 điểm xuống 94,42 điểm (-0,33%).

Thanh khoản thị trường giảm so với phiên sáng hôm qua. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 8.305 tỷ đồng, giảm 7%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 10,7% xuống còn 6.882 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng trở lại 150 tỷ đồng ở sàn HoSE.

Nhịp điệu thị trường 11h: Sắc xanh mong manh

Lực cầu dâng cao đã kéo hàng loạt cổ phiếu lớn bứt phá, trong đó, SHB tăng 4,7%, MSN tăng 4,5%, BCM tăng 3,3%, STB tăng 2,8%… Nhóm cổ phiếu dầu khí bứt phá mạnh, trong đó, PVS tăng 5,2%, PVD tăng 5,6%…

VN-Index tăng 0,71 điểm (0,06%) lên 1.241,47 điểm. HNX-Index giảm 1,98 điểm (-0,64%) xuống 307,86 điểm. UPCoM-Index giảm 0,22 điểm (-0,23%) xuống 94,51 điểm.

Nhịp điệu thị trường 10h30: Thu hẹp đà giảm

Trên sàn HOSE, đã có một số Large Cap tăng giá trở lại, như VGC, REE, VCI, STB, MSN, SHB, PNJ… Điều tương tự đang xảy ra với nhóm Midcap, trong đó có HDG tăng hơn 5%. Tuy nhiên khối ngoại lại đang bán ròng (tính theo số lượng) khá nhiều ở sàn này, nhiều nhất ở HPG và SSI.

Nhóm VN30 đã có 3 mã tăng giá là MSN, PNJ và STB, nhưng vẫn còn 27 mã giảm giá. Dù vậy chỉ số nhóm này đang có diễn biến tốt hơn một chút so với đầu phiên, qua đó kéo VN-Index đi lên. Những cổ phiếu đang có diễn biến hồi trong nửa đầu phiên sáng nay có thể kể đến như FPT, MSN, MWG, VNM…

THD vẫn giảm hơn 7%, nhưng chỉ số HNX-Index cũng hồi trở lại nhờ một số Large Cap khác có diễn biến tích cực dần lên như PVS, SHS, NTP, IDC…

Diễn biến giá dầu 19/5

Nhóm cổ phiếu dầu khí nhà PVN đang lấy lại nhiều sắc xanh ở PVC, PGD, PVG, PVT, BSR, PVS, PVB… Riêng GAS trồi sụt trong phiên và hiện tại vẫn giảm 2.7%, mức giảm này tương đương mức giảm đầu phiên.

Nhóm ngân hàng vẫn đa số giảm, nhưng STB đã sớm tăng giá trở lại chỉ sau ATO vài phút, và duy trì được sắc xanh cho đến lúc này. Ngoài ra, cũng có SHB tăng giá khá tốt, gần 4%.

Nhịp điệu thị trường 9h30: Mở của bỏng tay

Mở cửa sắc đỏ tấn công ồ ạt, diễn biến tiêu cực diễn ra trên cả 3 sàn, áp lực bán mạnh ở hầu hết các ngành cổ phiếu. Ghi nhận GAS, BCM, GVR, SAB, HPG là những cái tên mất giá nhiều nhất từ 2,5 – 3%. VNindex lúc cao điểm giảm tới 27 điểm.

Dòng tiền chờ thị trường điều chỉnh là nhập cuộc, kéo chỉ số VNindex thu hẹp đà giảm ngay sau đó, lực cầu khá mạnh ở các mã như SHB, STB, MSN, PVD và PVS…trong đó SHB dẫn đầu tăng 5,3%, SAB tăng 3%, STB tăng 2,7%…

Thông tin liên quan

THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

1. Mỹ muốn chặn Nga thanh toán trái phiếu để khiến Nga vỡ nợ

2. Jerome Powell: Fed không ngần ngại tăng lãi suất cho tới khi lạm phát được kiểm soát

3. GDP của Nhật bản giảm 1% trong quý I/2022 so cùng kỳ năm 2021

4. Quốc hội Phần Lan phê chuẩn đề xuất gia nhập NATO

5. Đồng Nhân dân tệ mất giá mạnh vì kinh tế Trung Quốc xấu đi

6. Trung Quốc giảm xuất khẩu công nghệ sang Nga, dấu hiệu nới lỏng các hãng công nghệ trong nước? 7. Chốt phiên, chỉ số Nikkei 225: 26.911,20 điểm (+0,94%); Shanghai Composite: 3.085,98 điểm (-0,25%); Hang Seng: 20.644,28 điểm (+0,20%)

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

1. Trong nước: • Giá thép trong nước tiếp tục giảm đến 1 triệu đồng/tấn • Giá vàng SJC của Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn đã có ngày thứ 2 liên tiếp giữ giá khi mở cửa sáng nay tại Hà Nội niêm yết lần lượt ở mức 68,25 – 69,27 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

2. Quốc tế: • Chiều 18/5, giá vàng tại thị trường châu Á giảm nhẹ 0,2% xuống 1.810,49 USD/ounce khi đà tăng của đồng USD và lợi suất trái phiếu gây sức ép lên giá kim loại quý này • Vào lúc 13 giờ 33 phút giờ Việt Nam, giá dầu Brent 0,2% lên 112,16 USD/thùng, còn giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 0,6% lên 113,11 USD/thùng

TIN DOANH NGHIỆP

1. HQC: Nợ hàng nghìn tỷ đồng, HQC bán công ty con cho chủ nợ

2. VIC: Hoàn tất phát hành 525 triệu USD trái phiếu quốc tế để bổ sung vốn cho VinFast

3. ITA: Loạt vấn đề chưa công bố, ITA bị nhắc nhở để đảm bảo quyền lợi cổ đông

4. SJG: Quý I/2022, sở hữu hơn 24.000 tỷ đồng, nhưng ROA chỉ đạt 0,24%

5. PSH: Quý I/2022, lợi nhuận cốt lõi giảm 86,3% về 11,09 tỷ đồng

6. VCG: 25/5 chốt danh sách cổ đông trả cổ tức bằng tiền mặt, tỷ lệ 12%

7. HQC: Bán “lúa non” hay bắt đầu chiến lược chống thâu tóm?

8. ACG: Quỹ đầu tư Cổ phiếu Tiếp cận thị trường Việt Nam đăng ký mua 600.000 CP

9. TVP: Phát hành thêm cổ phiếu chào bán tỷ lệ 1:1, trả cổ tức 40% và thưởng cổ phiếu 126%

10. TNG: Phát hành thành công 300 tỷ đồng trái phiếu, lượng đặt mua gấp rưỡi lượng chào bán

TIN VĨ MÔ TRONG NƯỚC

1. Vì sao Việt Nam dừng áp thuế chống bán phá giá với thép mạ từ Hàn Quốc, Trung Quốc?

2. Ai đang ngáng đường cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp?

3. Tiêu dùng chiếm khoảng 2/3 GDP của Việt Nam, vì vậy sự phục hồi mạnh mẽ trong tiêu dùng hiện nay giúp củng cố dự báo của VinaCapital về tăng trưởng GDP 6,5% trong năm nay

4. Ngân hàng vẫn chưa dễ bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ?

5. Giá nguyên liệu nhập khẩu chưa hạ nhiệt vẫn gây áp lực lớn cho doanh nghiệp

6. Chi tiết nợ xấu bất động sản, BOT, tín dụng tiêu dùng, chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp

7. Thị trường bất động sản: “Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng”

8. Ngành cảng biển đang có đà tăng trưởng tốt cùng với triển vọng tích cực của hoạt động xuất nhập khẩu. Hàng loạt doanh nghiệp đã báo lãi lớn trong quý I/2022

9. Thị trường BĐS: Giá đất công nghiệp lập đỉnh mới

10. Kiểm soát chặt tín dụng vào bất động sản đầu cơ

11. Ngân hàng với kế hoạch tăng vốn khủng: Thống kê cho thấy, trong năm 2022, có 22 ngân hàng dự kiến tăng vốn điều lệ, với tổng giá trị tăng thêm lên đến 154.000 tỉ đồng, cao nhất từ trước đến nay

12. FiinRatings phối hợp cùng ADB triển khai chương trình hỗ trợ phí dịch vụ xếp hạng tín nhiệm lần đầu cho các doanh nghiệp Việt Nam

13. Đề xuất cấp sổ hồng chung cư có thời hạn – Bộ xây dựng

14. WB: Nhiều cá nhân và doanh nghiệp Việt Nam bị loại khỏi hệ thống tài chính

15. Thị trường BĐS: Xuất hiện “bong bóng” bất động sản cục bộ

16. Siết vốn vào bất động sản cần tránh tác động dây chuyền

17. An toàn nợ công, đối phó với rủi ro vĩ mô – Bộ tài chính

18. Thâu tóm doanh nghiệp nhà nước: ‘Giết chết’ sản xuất, chiếm lấy đất vàng 19. Trong năm nay, các NH quốc doanh không còn phải sử dụng một phần thu nhập lãi để hỗ trợ nền kinh tế như năm 2021, nên lợi nhuận dự báo sẽ tăng mạnh – chuyên gia

Exit mobile version