Nhịp điệu thị trường 21/10: Tiếp tục lình xình, lấy lại tâm lý sau phiên hoảng loạn – cuối phiên sụt giảm mạnh

ViMoney-nhip-dieu-thi-truong-chung-khoan-21-10.jpg

Thị trường phiên hôm nay chịu tổn hại tương đối từ việc đáo hạn phái sinh VN30. Như thường lệ, thị trường thường biến động rất mạnh vào cuối phiên và hôm nay cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên khác với 5 phiên trước đó, nay bị đạp khá mạnh, chủ yếu đến từ lực bán ở nhóm cổ phiếu trong rổ VN30 khiến nhiều cổ phiếu lao dốc, trong đó, VJC giảm 3%, SAB giảm 2,1%, VPB giảm 2%, POW giảm 2%, MSN giảm 2%, GAS giảm 2%, MWG giảm 1,7%. Chỉ số VN30 chốt phiên giảm đến 15,77 điểm (-1,05%) xuống 1.489,26 điểm.

VN-Index đóng cửa phiên giao dịch giảm 9,03 điểm hay 0,65% xuống 1.384,77 điểm. Toàn sàn có 220 mã tăng, 205 mã giảm và 56 mã đứng giá. HNX-Index tăng 0,16 điểm tương đương 0,04% lên 388,45 điểm. Toàn sàn có 131 mã tăng, 87 mã giảm và 47 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,09 điểm hay 0,09% lên 99,77 điểm.

Thanh khoản thị trường thị trường giảm so với phiên 20/10. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 23.827 tỷ đồng, giảm 10,4%, trong đó, giá trị khớp lệnh sàn HoSE giảm 10% xuống 19.988 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng khoảng 792 tỷ đồng trên sàn HoSE.

Nhịp điệu thị trường 14h30

ĐIểm đẹp nhất phiên nay thuộc về nhóm bất động sản khi đa số tăng điểm LHG, HDC, DHC, DIG, PDR, DXG, NLG, KDH…trong đó NHA, HQC, NBB, NTL tăng kịch trần. Chiều giảm cũng ghi nhận các ông lớn như VHM, KBC,VPI giảm 0,50 – 0,70%

Nhóm thép trở lại đà tăng sau đầu phiên giảm điểm HPG đã lấy lại vị thế khi tăng 0,70%, HSG lên nhẹ 0,20%, VGS tăng tốt đạt 3,41%…HMC tăng kịch trần.

Chiều giảm có VIS, SMC. Sau chuối ngày tăng không mệt mỏi NKG điều chỉnh khá nhẹ nhàng trong khi VN-index đang giảm điểm. Giới đầu tư vẫn đang kỳ vọng NKG sẽ tiếp tục con đường chinh phục đỉnh núi tiếp theo.

Nhịp điệu thị trường 14h

Lợi nhuận của Vĩnh Hoàn quý III tăng 46% đến từ doanh thu xuất khẩu sang Mỹ quý III đạt 967 tỷ đồng, tăng 48% so với cùng kỳ năm trước. Giá bán tăng giúp biên lợi nhuận gộp quý III cải thiện từ 13% lên 18%.Vĩnh Hoàn thực hiện 74% kế hoạch doanh thu và 92% kế hoạch lợi nhuận năm. VHC tăng 1,72% lên 59.200/cp

FPT ước đạt 1.639 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý III, tăng 18%. Lợi nhuận 9 tháng của FPT đạt 4.575 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ.Công ty hoàn thành 74% kế hoạch lợi nhuận của cả năm 2021.Lợi nhuận khối công nghệ 9 tháng tăng 30% so với cùng kỳ. Hiện tại cổ phiếu của FPT đã rơi 3 phiên liên tiếp cón 97.300/cp

Nhịp điệu thị trường 11h30

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 2,23 điểm (-0,16%) xuống 1.391,57 điểm. HNX-Index giảm 1,68 điểm (-0,43%) xuống 386,61 điểm. UPCoM-Index cũng giảm 0,21 điểm (-0,21%) xuống 99,47 điểm.

Thanh khoản thị trường duy trì ở mức cao với tổng giá trị khớp lệnh đạt 13.012 tỷ đồng, tăng 8,6%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 9% lên 10.745 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng khoảng 136 tỷ đồng trên sàn HoSE.

Diễn biến giao dịch khối ngoại

Nhịp điệu thị trường 11h

Nhóm ngân hàng diễn biến tiêu cực khi TCB, MBB, không còn giữ được đà tăng khi áp lực giảm hàng loạt toàn ngành kéo VN-index lùi sâu hơn mất 2.74 điểm tương đương 0,20%. SHB giảm mạnh nhất mất 1,60% tiếp theo là SSB mất 1,34%.

VCB: duy trì vị trí quán quân về lợi nhuận toàn ngành với mức 13.570 tỷ đồng, tăng 23,6% so với nửa đầu năm ngoái. 

TCB: ghi nhận thu nhập lãi thuần 6.742 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2020. Thu nhập thuần từ dịch vụ tăng 21,2% đạt 1.497 tỷ đồng. Lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 104% đạt 93,4 tỷ đồng. Ngoài ra, lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư đạt 306 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ.

Dù lợi nhuận tăng trưởng hơn 86% trong kỳ lên 8.122 tỷ đồng, song “ông lớn” BIDV vẫn xếp sau một ngân hàng tư nhân khác là VPBank với mức 9.037 tỷ đồng (tăng 37,2%). MB và ACB xếp sau đó với con số lợi nhuận lần lượt ở mức 7.986 tỷ đồng (tăng 56%) và 6.353 tỷ đồng (tăng 66,3%). 

Nhờ tăng trưởng gấp hơn 3 lần cùng kỳ, MSB lần đầu lọt vào TOP 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất với 3.119 tỷ đồng, thế chỗ cho SHB hay TPBank trong các kỳ trước đó.

Nhịp điệu thị trường 10h

Sau ít phút tăng nhẹ, áp lực đến từ VIC, VJC, VHM, VRE, SSI, BID, CTG, MSN và toàn ngành chứng khoán rực lửa đã kéo VN-index quay về dưới mốc tham chiếu.

MSB: vừa công bố ông Trần Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT MSB đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu MSB từ 25/10 đến 24/11 bằng hình thức khớp lệnh trên sàn, dự kiến nâng sở hữu từ 0,2% lên 0,85%, tương đương 12,3 triệu cổ phiếu

MBS: ghi nhận 515 tỷ đồng doanh thu hoạt động, tăng 106% so với cùng kỳ. Mảng môi giới vẫn đóng góp lớn nhất vào cơ cấu doanh thu với 244 tỷ đồng, tăng 193%. Tiếp sau đó, lãi từ cho vay và phải thu đạt 183 tỷ đồng, tăng 143%. Kỳ này, công ty có 33 tỷ đồng doanh thu tư vấn tài chính, tăng 150%. Trong khi đó, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) chỉ đạt 13 tỷ đồng, giảm 73%.

SHS: vừa công bố BCTC quý III. Trong quý III, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) tăng 63,4%, đạt mức 212 tỷ đồng, khi nhiều khoản đầu tư tự doanh quan trọng của SHS ghi nhận tăng giá tích cực. Doanh thu môi giới trong quý đạt 126,8 tỷ đồng, gấp gần 3 lần so với cùng kỳ, khi số tài khoản mở mới tăng mạnh và thanh khoản toàn thị trường cải thiện rõ rệt từ sự tham gia tích cực của các nhà đầu tư F0.

Nhịp điệu thị trường 9h30

Công cuộc leo lên đỉnh núi 1400 vẫn tiềm ẩn nhiều nhiễu động, thêm tâm lý mong manh của giới đầu tư đẩy chỉ số VN-index xập xình chờ đợi. Mở cửa phiên sáng 21/10 chỉ số nhích nhẹ qua mốc tham chiếu với sự trợ giúp của các mã nư MWG, TCB, VCB, FPT, BVH, MBB, STB lên 1396.46 điểm tương đương 0,19% .

Nhịp điệu thị trường thế giới

Chỉ số Dow Jones vọt lên mức cao kỷ lục vào phiên 20/10, khi tâm lý nhà đầu tư được hỗ trợ bởi các báo cáo lợi nhuận tốt hơn kỳ vọng và đồng Bitcoin ghi nhận kỷ lục mới 66.000usd/bit

Kết thúc phiên giao dich ngày thứ Tư, chỉ số Dow Jones tiến 152.03 điểm hay 0.4% lên 35,609.34 điểm, chạm đỉnh thời đại 35,669.69 điểm hồi đầu phiên. Mặc dù đã vượt mức đỉnh từ tháng 8 trong phiên, chỉ số này vẫn còn cách 0.1% so với mức đóng cửa cao kỷ lục.

Chỉ số S&P 500 cộng 16.56 điểm hay 0.3% lên 4,536.19 điểm và thấp hơn 0.2% so với mức đỉnh kỷ lục của mình. Trong khi, chỉ số Nasdaq Composite hạ 0.05% xuống 15,121.68 điểm.

Exit mobile version