Nhịp điệu thị trường 23/9. Áp lực chốt lời, nhiều cổ phiếu vốn hóa nhỏ bán mạnh

ViMoney-nhip-dieu-thi-truong-23-9

Nhịp điệu thị trường

Nhịp điệu thị trường15h

Đà tăng của VN-Index bị thu hẹp lại đáng kể vào cuối phiên khi hàng loạt cổ phiếu có yếu tố dẫn dắt giảm như BVH, VIB, MSN, VNM, TCB… Bên cạnh đó, nhiều cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ bị bán rất mạnh thậm chí giảm sàn cũng tác động đáng kể đến thị trường chung.

Nhịp điệu thị trường14h30

Về gần phiên ATC các cổ phiếu vốn hoá vừa và nhỏ đồng loạt mất lực cầu chỉ số VNN-index mất đà tăng. Rổ VN30 sắc xanh chiếm ưu thế , phần nào trụ đỡ giúp VN-INDEX đạt 1352.76 tăngg 2.08 tương đương 0.15%. VN30-INDEX đạtt 1458.23 tăngg 5.01 tương đươngg 0.34%. HNX-INDEX đạt 360.98  giảm 2.45 tương đương 0.67%.

Khối ngoại bán ròng đạt 370.065.600 tại sàn HSX. HNX-index đạt 33.548.300.

Nhịp điệu thị trường13h45

Đà tăng của VN-Index được củng cố hơn khi các cổ phiếu như MWG, GAS, TPB, GVR… đồng loạt tăng giá mạnh. Trong đó, MWG tăng 4,6%, GAS tăng 4%, TPB tăng 1,8%, GVR tăng 2%.

Trong khi đó, hàng loạt các nhóm cổ phiếu như than, “hệ sinh thái Louis”… đồng loạt giảm. Đối với “hệ sinh thái Louis”, các cổ phiếu gồm APG, AGM, SMT hay VKC đều giảm sàn và trắng bên mua.

VN-Index hiện tăng 7,05 điểm (0,52%) lên 1.357,73 điểm. HNX-Index giảm 0,14 điểm (-0,04%) xuống 363,29 điểm. UPCoM-Index tăng 0,59 điểm (0,6%) lên 98,24 điểm.

Nhịp điệu thị trường 11h30

Áp lực chốt lời xuất hiện ở nhiều cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ, trong đó, DGC có lúc giảm sàn xuống 155.900 đồng/cp. Hiện tại, cổ phiếu này đang giảm 5,13% xuống 159.000 đồng/cp. Khối ngoại bán ròng DGC đạt 279.600 đơn vị. VIB giảm 2,6%, KDC giảm 1,2%, VOS giảm 6,4%, VNA giảm 2,1%…

Hiện tại, VN-Index tăng 4,58 điểm (0,34%) lên 1.355,26 điểm. HNX-Index giảm 1,01 điểm (-0,28%) xuống 362,42 điểm. UPCoM-Index tăng 0,03 điểm (0,03%) lên 97,68 điểm.

Bảo hiểm tiếp tục có nhiều mã tăng khá nóng sáng nay, như PVI, PGI, AIC, ABI hay BLI. Tăng mạnh nhất là AIC 6.80% các mã khác tăng từ 2 – 4%. Nhóm này có lẽ vẫn đang hưởng tâm lý tích cực sau thông tin nới room ngoại, chưa kể một số mã đang có tin tức nội bộ.

Thanh khoản thị trường tăng mạnh so với phiên sáng hôm qua. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 16.532 tỷ đồng, tăng 21,5%. Trong đó, giá trị khớp lệnh trên HoSE tăng 27,4% lên 13.272 tỷ đồng. Khối ngoại vẫn bán ròng khoảng hơn 120 tỷ đồng.

Nhịp điệu thị trường 10h20

Cổ phiếu nhóm thép tăng tốt, các cổ phiếu trụ nhóm này đều đạt mức tăng 0.10 – 0.60. NKG tăng 0.10, HSG và HPG tăng 0.60%

Xuất khẩu đang dẫn dắt doanh số thép của Việt Nam phục hồi trong năm 2021. Kích thích tài khóa trên toàn cầu nhằm đối mặt với các tác động tiêu cực từ dịch COVID-19 là động lực chính giúp nhu cầu các sản phẩm thép tăng mạnh trên toàn cầu.

Doanh số xuất khẩu thép xây dựng của Việt Nam tăng trưởng 29% so với cùng kỳ năm trước (YoY) tính theo sản lượng trong 5 tháng đầu năm 2021 trong khi doanh số trong nước tăng 12% YoY. Ngoài ra, tổng doanh số xuất khẩu tôn mạ và ống thép tăng 118% YoY

***Nhận định sốt đất***

Nhịp điệu thị trường 10h00

Nhóm cổ phiếu thuộc “hệ sinh thái Louis” đa số đều biến động tiệu cực, hiện chỉ có TDH vẫn giữ được mức giá trần 15.050 đồng/cp. Trong khi đó, APG, AGM và SMT đều giảm sàn. BII giảm 8,5%, VKC giảm 7,1%, TGG giảm 6,3%, DDV giảm 3%

Trong “hệ sinh thái Louis”, các cổ phiếu gồm TGG, APG, AGM, VKC, BII và SMT đều bị kéo xuống mức giá sàn. Bên cạnh đó, DDV giảm 7,1% xuống 34.000 đồng/cp. GKM đứng giá tham chiếu, còn TDH cũng không thể duy trì được mức giá trần mà tăng 3,5%.

Họ nhà FLC vẫn đang có tín hiệu tốt khi các mã đều tăng từ 0.10 – 0.20%

Nhịp điệu thị trường 9h40

Chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index đều tăng điểm từ sớm, nhờ không mất 15 phút đầu chờ khớp như sàn HOSE. Tuy nhiên đến thời điểm ATO, mức tăng % của 2 chỉ số này lại kém một chút so với mức tăng của VN-Index.

Bắt đầu phiên giao dịch, lực cầu đã phát huy và giúp kéo hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn lên trên mốc tham chiếu, điều này cũng khiến các chỉ số tăng điểm. Trong đó, GVR tăng 2,8%, MWG tăng 1,8%, SSI tăng 1,2%, GAS tăng 1%…

Dòng tiền vẫn tập trung vào các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ, trong đó, KBC được kéo lên mức giá trần, SAM tăng 6%, DGC tiếp tục tăng 3,8%, ITA tăng 3,9%, DXG tăng 3,6%.

VN-Index tăng 5,91 điểm (0,44%) lên 1.356,59 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 206 triệu cổ phiếu, trị giá 3.865 tỷ đồng. HNX-Index tăng 0,07 điểm (0,02%) lên 353,5 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 50 triệu cổ phiếu, trị giá 713 tỷ đồng. UPCoM-Index tăng 0,31 điểm (0,32%) lên 97,96 điểm.

Các chỉ số chứng khoán tăng điểm tốt trong phiên 23/9 trước việc lực cầu lan tỏa ở nhiều nhóm cổ phiếu. Dòng tiền tập trung mạnh vào nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ trong khi giảm mạnh ở nhóm VN30. Tỷ trọng giá trị giao dịch nhóm VN30 so với VN-Index chỉ ở mức hơn 36%, thấp nhất trong vòng một năm qua. Khối ngoại vẫn duy trì trạng thái bán ròng với 240 tỷ đồng.

Nếu lực mua đủ mạnh giúp VN-Index duy trì đà tăng đến cuối ngày, vượt lên trên 1355 điểm, chỉ số sàn HOSE có thể sẽ tiếp tục đà tăng hướng lên kháng cự tại 1375 điểm và xa hơn là vùng 1400-1420 điểm.

Ngược lại, nếu VN-Index đều chỉnh giảm trở lại vào cuối ngày, chỉ số sẽ tiếp tục sự giằng co trong mẫu hình tích lũy và cũng có thể kéo theo sự điều chỉnh giảm ở một số nhóm cổ phiếu có vốn hóa thấp hơn.

Dự báo trong phiên ngày mai, thị trường có thể sẽ duy trì quán tính tăng điểm trong phiên sáng, trong đó, những VNSmallcap hay HNX-Index sẽ có những nỗ lực chinh phục đỉnh mới còn VN-Index sẽ kiểm định cận trên của kênh tích lũy tại 1355 điểm.

Tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn của các chỉ số đều đang ở mức Tích cực. Tuy nhiên, trong khi các chỉ số đại diện phân khúc vốn hóa vừa và nhỏ như VNSmallcap, VNMidcap và HNX-Index tiếp tục chinh phục các mốc cao mới thì VN-Index, VN30 vẫn bị giới hạn trong mẫu hình tích lũy. . VN30 chỉ chiếm 22% tổng giá trị giao dịch sàn HoSE, đây là một con số rất thấp.

Exit mobile version