Nhịp điệu thị trường 9/11: Giao dịch giằng co, lình xình lên xuống quanh tham chiếu

ViMoney-nhip-dieu-thi-truong-chung-khoan-9-11.jpg

Nhịp điệu thị trường 11h30

Tạm nghỉ phiên sáng VN-INDEX lên 1469.04  (tăng 1.47 điểm tương đương 0.10%). VN-INDEX lên 1469.04  (tăng 1.47 điểm hay 0.10%). UPCOM lên 109.3  (tăng 0.27 điểm hay 0.25%)

Thanh khoản VN-index giao dịch 640,040,724 CP đạt 17,913.911 tỷ. HNX-idex giao dịch 93,367,543 CP đạt 2,506.249 tỷ. UPcom giao dịch 83,348,319 CP đạt 1,805.186 tỷ

Giao dịch khối ngoại mua ròng hơn 600 tỷ trên HoSE bán mạnh nhất trên UPcom với hơn 93 tỷ, HNX bán ròng hơn 4 tỷ. Cổ phiếu được nhóm này giao dịch nhiều nhất gồm HPG, STB, DXG, CTG, VHM, FLC, HDB, SCR, GEX

Cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất trong phiên sáng thuộc về HAG với gần 30 triệu đơn vị, HAI đạt hơn 19 triệu đơn vị, STB, ITA với hơn 18 triệu đơn vị.

Diễn biến dòng tiền

Nhịp điệu thị trường 11h00

Các cổ phiếu tác động nhiều nhất đến chỉ số VN-index

Khối tự doanh bán mạnh nhất PAN với hơn 350 tỷ. Trước đó PAN cũng bị một tập đoàn lớn của Nhật bán ròng để chuyển sang đầu tư vào DGC. Cụ thế tập đoàn SOJITZ Corporation, tập đoàn đa ngành của Nhật Bản đã đăng ký bán ra 10,5 triệu cổ phiếu PAN của CTCP Tập đoàn PAN, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu từ 9,68% vốn điều lệ (20,93 triệu cp) xuống mức 4,82% (10,43 triệu đơn vị).

Giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 7/10 đến ngày 5/11 qua phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Nếu hoàn tất, SOJITZ Corporation sẽ không còn là cổ đông lớn tại PAN Group.

Nhịp điệu thị trường 10h45

Nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng tốt khi toàn ngành sắc xanh áp đảo, tăng mạnh nhất kể đến ABB với 5,3% lên 21.800/cp, BVB tăng 1,8% lên 22.800/cp, NAB tăng 2,2% lên 22.800/cp, NVB tăng 2,4% lên 30.000/cp, nhìn chung sức tăng mạnh nhất đnag thuộc về nhóm cổ phiếu bank nhỏ. Các cổ phiếu lớn nhóm này cũng cho thấy nhiều tích cực khi TCB, CTG, MBB, VCB, HDB, ACB đều tăng 0,7 – 1,5%.

Chiều ngược lại SHB giảm sâu nhất mất 2,6%, BID, BAB mất 0,4%, SSB, VPB mất 0,3%

Bên cạnh đó nhóm bảo hiểm cũng tăng mạnh, các ông lớn đều đạt mức tăng khá tốt như BVH tăng 2,2%, BMI tăng 3%, AIC tăng 2%, BIC tăng 2,5%, MIG tăng 1,8%, PVI tăng 1%, PRE tăng 1,5%. Chiều giảm ghi nhận ABI mất 0,2%, PGI giảm 0,3%, PTI giảm 1,3%, VNR giảm 0,5%

Nhịp điệu thị trường 10h15

Giá dầu thế giới đi ngang, có lúc giả nhẹ, phần nào tác động đến các cổ phiếu ngành này. BSR mất 1,2%, OIL mất 1,1%, PLX mất 0,8%, PVC mất 0,7%, PVS mất 0,5%, PVD và PVB dừng ở mức tham chiếu lần lượt đtạ 30.400/cp và 16.800/cp.

Nhóm được nhắc đến nhiều nhất trong những phiên gần đây không ai khác chính là nhóm bất động sản, phiên nay đang diễn ra với sự phân hóa khá rõ ràng khi xanh đỏ đan xen. Sức tăng mạnh đang thuộc về các cổ phiếu có giá thấp như CEO tăng tới 8% và đang tiến tới mức kịch trần. CKG tiếp tục cho thấy sự tăng trưởng khi đạt thêm 3%, HD2, HD6 đều tăng 2,5%, SCR cũng khởi sắc với 4,6%. LDG tăng kịch trần đạt 12.050/cp

Các cổ phiếu thuộc nhóm leader của ngành này như DIG tăng 0,4%, NTL tăng 3,1%, KBC tăng 4,5%, IDC tăng 4% và siêu cổ phiếu HDC cũng tăng 5% lên 104.010/cp

Hiện tại VN-INDEX lên 1472.46  (tăng 4.89 điểm tương đương 0.33%) giao dịch 449,592,335 CP đạt 12,294.092 tỷ

HNX-INDEX lên 433.95  (tăng 1.85 điểm hay 0.43%) sự giăng co cũng diễn ra khi có 104 mã tăng 91 mã giảm và 70 mã đứng giá

Nhịp điệu thị trường 9h30

Mở của phiên giao dịch 9/11 thế giằng co xuất hiện ở toàn sàn kéo đẩy chỉ số VN-index lên xuống với biên độ nhẹ. VN30 phân hóa, phe bán có phần thắng thế khi số mã đỏ áp đảo. Cổ phiếu Bank trong nhóm này hầu hết giảm điểm như VCB, TCB, VPB, TPB đều mất 0,20%, có BID và ACB tăng nhẹ với 0,05%, HDB tăng mạnh nhất với 1,7%.

BVH dẫn đầu với đà tương đối ấn tượng khi tăng 4%, các cổ phiếu họ “VIN” kẻ xanh người đỏ VHM, VIC tăng 0,2 – 0,4%, VRE giảm 0,20%. GAS lình xình lên xuống khi tăng nhẹ được 0.2% khi xuống giảm 0,1%. Giảm mạnh nhất trong nhóm VN30 kể đến đại gia ngành bán lẻ PNJ mất 1% tiếp đến MSN mất 0,6%, MWG mất 0,7%.

***Điểm tin doanh nghiệp 8-11: LSS, VND, GDT***

Nhịp điệu thị trường thế giới

Nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu và công nghiệp nhảy vọt vào ngày thứ Hai với những cái tên được hưởng lợi từ gói chi tiêu. Quỹ ETF phát triển hạ tầng Mỹ Global X tăng gần 1.3% và chạm mức cao mọi thời đại mới vào sáng ngày thứ Hai.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, chỉ số S&P 500 nhích 0.09% lên 4,701.70 điểm, đóng cửa trên mốc 4,700 điểm lần đầu tiên. Chỉ số Dow Jones cộng 104.27 điểm (tương đương 0.3%) lên 36,432.22 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tiến 0.07% lên 15,982.36 điểm. Cả 3 chỉ số chính đều ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục.

Chỉ số S&P 500 hiện đã khép phiên ở mức cao kỷ lục 64 lần trong năm 2021 và leo dốc hơn 25% từ đầu năm đến nay.

Một chỉ số của hãng tin Bloomberg đo giá cổ phiếu các sòng bạc Macau tăng 5,9%, mức tăng mạnh nhất trong hơn 2 tháng. Cổ phiếu hàng không khu vực châu Á-Thái Bình Dương tăng 4,5%, đánh dấu phiên tăng mạnh nhất từ tháng 3. Cổ phiếu Samsonite International SA, nhà sản xuất va li du lịch nổi tiếng, tăng 14% tại thị trường Hồng Kông.

Tại Nhật Bản, cổ phiếu Shionogi Co., công ty đang phát triển một thuốc đặc trị Covid-19 cạnh tranh với thuốc của Pfizer, giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2020, với mức giảm hơn 5,7%. Công ty này dự kiến sẽ công bố dữ liệu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối thuốc đặc trị Covid-19 trước tháng 12.

Cổ phiếu Takara Bio Inc., công ty đang nắm trong tay hợp đồng sản xuất vaccine Covid-19 theo công nghệ mRNA tại Nhật Bản từ năm tới, giảm 6,1%, đánh dấu phiên giảm mạnh nhất từ tháng 5 năm ngoái.

Exit mobile version