Nhịp điệu thị trường chứng khoán 4/10: Nhóm ngành nào bứt phá

Nhip-dieu-thi-truong-4-10.jpg

Nhịp điệu thị trường 11h30

Tạm nghỉ phiên sáng VN-INDEX  lên 1341.39 (tăng 6.50 điểm 0.49%). HNX-INDEX lên 357.71  (tăng 1.22 điểm  0.34%). UPCOM xuống 95.93  (giảm 0.05 điểm  0.05%). VN30-INDEX xuống 1440.25  (giảm 1.58 điểm 0.11%)

Hai cổ phiếu đẫn đầu về khối lượng phiên sáng 4/10: POW đạt 25,877,80 cp, tiếp đến là HPG đạt 21,358,80 cp.

Giao dịch khối ngoại: Cổ phiếu bị bán rồng mạnh nhất là CTG đạt 2,091,00 cp, HPG đạt 1,405,10

Thanh khoản thị trường nhảy vọt so với phiên cuối 1/10. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 15.607 tỷ đồng, tăng 33%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 31,4% lên 12.310 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng khoảng 170 tỷ đồng trên HoSE.

Nhịp điệu thị trường 11h

Sau 2 phiên có tín hiệu trở lại, phiên 4/10 nhóm cổ phiếu thuộc “họ Louis” lại đua đua nhau lao dốc, trong đó, TGG, BII và SMT bị kéo xuống mức giá sàn. APG giảm 4,2%, TDH giảm 6,2%, DDV giảm 7%, VKC giảm 7,9%

Nhịp điệu thị trường 10h15

TPB lập đỉnh lịch sử, loạt tổ chức đăng ký mua vào hơn 28 triệu cp.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục tạo áp lực rất lớn lên các chỉ số, trong đó, MSB giảm 3,6%, LPB giảm 3,1%, HDB giảm 1,8%, CTG giảm 2,5%, ACB giảm 2,2%, VPB giảm 2,5%…

Đi ngược đã giảm của ngành TPB tăng 0,23%, LPB tăng 0,24%

VN-Index hiện vẫn tăng nhẹ 0,77 điểm (0,06%) lên 1.335,66 điểm. HNX-Index giảm 0,17 điểm (-0,05%) xuống 356,32 điểm. UPCoM-Index giảm 0,48 điểm (-0,05%) xuống 95,5 điểm.

***Cổ phiếu ngân hàng có sóng?***

Nhịp điệu thị trường 10h

Theo báo cáo của Argus, giá than nhiệt Australia tại cảng Newcastle – loại than tiêu chuẩn cho thị trường châu Á hiện đã tăng vọt 106% lên hơn 166 USD/tấn kể từ đầu năm. Giá than trung bình hàng tuần tại Nam Phi cũng trong xu hướng tăng mạnh.

Giá than giao dịch trên sàn Đại Liên (Trung Quốc) đã tăng khoảng 6% trong phiên 24/8, kéo dài chuỗi tăng giá suốt từ cuối quý III/2020. Giá than cốc và than luyện cốc ở mức 3.150,5 CNY/tấn và 2.465 CNY/tấn, là mức cao kỷ lục lịch sử và tăng tiếp 6,5% so với phiên liền trước

Cổ phiếu nhóm Than đồng loạt tăng kịch trần, một màu tím lan tỏa toàn ngành. ViMoney khuyến nghị nhà đầu tư nên thận trọng quan sát cho cuộc chơi trung và dài hạn.

Nhịp điệu thị trường 9h50

Xuất khẩu phân bón 7 tháng đầu năm có mức tăng khá về lượng, đạt 749 nghìn tấn (tăng gần 39% so với cùng kỳ) và tăng mạnh với tổng giá trị 264 triệu USD (tăng 67% so với cùng kỳ). Dù cuối T03, Bộ NN&PTNT “kêu gọi” các doanh nghiệp sản xuất trong nước hạn chế xuất khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu và bình ổn giá trong nước.

Nhu cầu phân bón trong nước tăng cao, nhóm ngành phân bón tăng mạnh mẽ BFC tăng 2,4%, DCM tăng 4,1%, LAS tăng 3,1%, PCE tăng 11,2%, PSW tăng 15,3%, VAF tăng trần 6,7%

Nhịp điệu thị trường 9h30

Mở đầu phiên giao dịch 4/10, những cổ phiếu trong rổ VN30 có đà tăng tốt từ phiên tước đó vẫn cho thấy tín hiệu tích cực như BVH, FPT, GAS, HPG đuề tăng từ 0,6 – 1%. Sự phân hóa diễn ra mạnh mẽ ở nhó cổ phiếu vốn hóa lớn. VN-index tăng nhẹ 0,29% lên 1.338 điểm.

PV Gas vượt Vinamilk, vào top 5 vốn hóa sàn chứng khoán; Giá cổ phiếu TPB lập đỉnh lịch sử, loạt tổ chức đăng ký mua vào hơn 28 triệu cp; DBC ước lãi quý 3/2021 giảm 64% dù doanh thu tăng mạnh; HPG, HSG khởi sắc phiên đầu tháng, Việt Nam có hai cổ phiếu thép vốn hóa tỷ đô.

Nhiều bluechip bị bán mạnh, khối ngoại tiếp tục rút ròng hơn ngàn tỷ trong tuần từ 27/9-1/10: Giao dịch của khối ngoại vẫn là điểm tiêu cực của thị trường chứng khoán trong tuần vừa qua.

Cụ thể, dòng vốn ngoại mua vào hơn 238 triệu cổ phiếu, trị giá 9.891 tỷ đồng, trong khi bán ra 263 triệu cổ phiếu, trị giá 10.917 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 24,3 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 1.027 tỷ đồng.

Riêng sàn HoSE, khối ngoại có tuần bán ròng thứ 8 liên tiếp với giá trị tăng 22% so với tuần trước đó và ở mức 1.012 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 24 triệu cổ phiếu. Tính chung cả 8 tuần vừa qua, dòng vốn ngoại sàn này bán ròng tổng cộng 18.980 tỷ đồng.

Khối ngoại sàn HoSE bán ròng mạnh nhiều cổ phiếu bluechip, trong đó, HPG bị bán ròng mạnh nhất với 370 tỷ đồng. VIC, VCB hay HDB đều bị bán ròng trên 100 tỷ đồng. Trong khi đó, VNM đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại với 394 tỷ đồng, bỏ xa mã đứng sau là HSG với 82 tỷ đồng

Exit mobile version