Nhu cầu giao dịch BĐS ở Trung Quốc sụt giảm mạnh sau “cú sốc” Evergrande

Nhu cầu giao dịch BĐS ở Trung Quốc sụt giảm mạnh sau "cú sốc" Evergrande

Nhu cầu giao dịch BĐS ở Trung Quốc sụt giảm mạnh sau "cú sốc" Evergrande

“Quả bom nợ” Evergrande đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động mua bán BĐS tại Trung Quốc, khiến chính quyền địa phương phải “ngậm ngùi” thu hồi đất khỏi các cuộc đấu giá tại các thành phố lớn.

Theo tờ South China Morning Post, bắt đầu từ tháng 9, chính quyền địa phương tại Trung Quốc đã phải thu hồi 206 lô đất khỏi các cuộc đấu giá. Báo Hồng Kông thông tin thêm, các lô đất bị thu hồi chiếm một phần ba trong số 700 lô đất được rao bán tại 22 thành phố.

Còn theo truyền thông địa phương Trung Quốc, vào ngày 13/10 vừa qua, tại thủ đô Bắc Kinh, đã có 17 lô đất được bán ra, tuy nhiên có 26 lô đất khác không có người đấu giá.

Từ ngày 11-13/10 vừa qua, tại trung tâm kinh doanh và tài chính của Thượng Hải, đã có 20 lô đất được bán ra từ các cuộc đấu giá, nhưng vẫn có 7 lô đất không có ai đấu giá.

Động thái thu hồi đất của chính quyền địa phương diễn ra trong bối cảnh các ngân hàng thắt chặt việc cho vay đối với các nhà phát triển bất động sản sau cuộc khủng hoảng nợ của tập đoàn Evergrande.

“Quả bom nợ” Evergrande đã giáng một đòn mạnh vào thị trường BĐS tại Trung Quốc

Moody’s Investor Service cho biết vào cuối tháng trước:

“Những hạn chế về bất động sản của các cơ quan quản lý và những căng thẳng về tính thanh khoản do Evergrande gây ra đang góp phần khiến các nhà phát triển bất động sản thiếu tiền ngày càng ngại mua thêm đất, điều này làm chậm doanh số bán đất trên thị trường sơ cấp”.

Tình hình của thị trường BĐS Trung Quốc lúc này hoàn toàn trái ngược so với năm ngoái, khi doanh số bán đất tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái, lên đến 8,4 nghìn tỷ nhân dân tệ Trung Quốc (tương đương với 1,3 nghìn tỷ USD).

Theo số liệu của Bloomberg dựa trên dữ liệu từ chính phủ, trong tháng 9, doanh số bán nhà tính theo giá trị đã giảm khoảng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, vào tháng 8, doanh số bán nhà cũng đã giảm 20%.

Insider’s Cheryl Teh đưa tin, hậu quả từ cuộc khủng hoảng Evergrande đang lan ra khắp mọi mặt trong xã hội Trung Quốc, đẩy thế hệ trẻ vào một cuộc khủng hoảng hiện hữu và phải đặt ra câu hỏi là đến bao giờ họ mới có đủ khả năng để mua nhà cho riêng mình.

Có thể thấy, không chỉ riêng lĩnh vực BĐS, tăng trưởng kinh tế của cả Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề. Trong quý 3/2021, tăng trưởng GDP của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã chạm đáy, đạt mức thấp nhất trong năm.

Sau cuộc khủng hoảng của Evergrande, tăng trưởng GDP của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã chạm đáy

Trước đó, các quan chức Trung Quốc, bao gồm cả các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát, đã giữ im lặng trong suốt cuộc khủng hoảng nợ của Evergrande. Một trong các bình luận đầu tiên sau khủng hoảng, chính phủ Trung Quốc cho biết rủi ro từ Evergrande là “có thể kiểm soát được”.

Hiện Evergrande, đang nỗ lực giải quyết các khoản nợ của mình, tập đoàn này cũng đang cố gắng trả nợ cho các nhà đầu tư bằng các tài sản như các căn hộ, chỗ để xe hoặc văn phòng thay vì trả bằng tiền mặt.

Exit mobile version