Nhựa An Phát Xanh (AAA) bán đấu giá 100 triệu cổ phiếu – Vinachem thoái nốt 6 triệu cổ phiếu DGC

Nhựa An Phát Xanh (AAA) bán đấu giá 100 triệu cổ phiếu - Vinachem thoái nốt 6 triệu cổ phiếu DGC

Nhựa An Phát Xanh (AAA) bán đấu giá 100 triệu cổ phiếu – Vinachem thoái nốt 6 triệu cổ phiếu DGC – Ước tính tại mức thị giá cổ phiếu DGC hiện tại, số tiền Vinachem có thể thu về từ giao dịch thoái vốn lên đến hơn 1.000 tỷ đồng. Tập đoàn Hóa Chất Việt Nam (Vinachem) vừa thông báo đăng ký thoái toàn bộ hơn 6 triệu cổ phiếu, tương đương 3,53% cổ phần CTCP Tập đoàn Hóa Chất Đức Giang (mã DGC).

AAA dự kiến bán đấu giá 100 triệu cổ phiếu, giá khởi điểm 12.000 đồng/cp

Tổng số vốn công ty dự kiến thu được tối thiểu 1.200 tỷ đồng dự kiến dùng để trả nợ vay và bổ sung vốn lưu động.Thời gian thực hiện trong năm 2022, toàn bộ cổ phiếu chào bán được tự do chuyển nhượng.Đầu tháng 5, Nhựa An Phát Xanh cũng đấu giá thành công 75 triệu cổ phiếu tại HoSE.

Nhựa An Phát Xanh (AAA – HOSE) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ bất thường lần 1 năm 2022, dự kiến tổ chức ngày 10/1/2022 tại Hải Dương.

Theo đó, HĐQT dự kiến trình cổ đông phương án phát hành 100 triệu cổ phiếu ra công chúng theo hình thức đấu giá công khai qua Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE). Do đó, giá cổ phiếu AAA sẽ không bị điều chỉnh kỹ thuật sau khi chào bán. 

Toàn bộ cổ phiếu chào bán theo phương thức đấu giá cổ phiếu công khai được tự do chuyển nhượng. Thời gian thực hiện trong năm 2022, sau khi UBCK cấp giấy chứng nhận chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng theo quy định. Sau phát hành, vốn điều lệ của Nhựa An Phát Xanh có thể tăng lên hơn 4.264 tỷ đồng. 

Giá khởi điểm bán đấu giá là 12.000 đồng/cp, thấp hơn 25% so với giá trị sổ sách căn cứ trên BCTC hợp nhất bán niên là 16.044 đồng/cp. Nếu so với giá thị trường của cổ phiếu AAA bình quân trong 30 phiên gần nhất (8/11 – 17/12) là 17.474 đồng/cp thì giá khởi điểm này thấp hơn 31%. Kết phiên 20/12, cổ phiếu AAA đứng tại mức 18.100 đồng/cp, tăng 38% so với đầu năm.

Tổng số vốn công ty dự kiến thu được tối thiểu 1.200 tỷ đồng. Trong đó, 500 tỷ sẽ được trả nợ vay ngắn hạn, dài hạn đến hạn trả và 700 tỷ bổ sung vốn lưu động.

Tại ngày 30/9, tổng nợ đi vay của công ty là 3.213 tỷ đồng, gồm 2.446 tỷ nợ ngắn hạn và 767 tỷ nợ dài hạn, lần lượt giảm 17% và tăng 24% so với đầu năm. Trong đó, dự nợ trái phiếu là 544 tỷ đồng, còn lại chủ yếu là các khoản vay ngân hàng.

Đầu tháng 5, Nhựa An Phát Xanh cũng đấu giá 75 triệu cổ phiếu tại HoSE, tỷ lệ thành công 100%. Giá trúng bình quân đạt 14.236 đồng/cp, cao hơn giá khởi điểm là 14.000 đồng/cp. Nhựa An Phát Xanh thu về 1.068 tỷ đồng, toàn bộ số tiền huy động được sẽ dùng để thanh toán các khoản nợ và bổ sung vốn lưu động.

***Điểm tin đầu giờ 21/12: Đọc gì trước giờ giao dịch***

DGC: Vinachem muốn thoái nốt hơn 6 triệu cổ phiếu Hóa Chất Đức Giang (DGC)

Ước tính tại mức thị giá cổ phiếu DGC hiện tại, số tiền Vinachem có thể thu về từ giao dịch thoái vốn lên đến hơn 1.000 tỷ đồng.
Tập đoàn Hóa Chất Việt Nam (Vinachem) vừa thông báo đăng ký thoái toàn bộ hơn 6 triệu cổ phiếu, tương đương 3,53% cổ phần CTCP Tập đoàn Hóa Chất Đức Giang (mã DGC).

Giao dịch dự kiến được thực hiện theo phương thức khớp lệnh trong khoảng thời gian 27/12/2021 đến 25/01/2022. Trước đó trong khoảng thời gian từ ngày 8/11 đến 7/12, Vinachem đã bán bớt 9 triệu cổ phiếu trên tổng số 15 triệu đơn vị đăng ký.

Nguyên nhân do thị trường chứng khoán biến động mạnh nên công ty chưa thực hiện giao dịch hết hơn số cổ phiếu đã đăng ký. Trên thị trường, cổ phiếu DGC gần như đi ngang từ cuối tháng 9 sau giai đoạn tăng bền bỉ từ đầu năm. Kết thúc phiên 20/12, thị giá DGC dừng ở mức 167.500 đồng/cổ phiếu, gấp 3,8 lần đầu năm 2021. Ước tính tại mức thị giá này, số tiền Vinachem có thể thu về từ giao dịch thoái vốn lên đến hơn 1.000 tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh quý 3/2021, DGC ghi nhận doanh thu 2.106 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng tiêu thụ các mặt hàng phốt pho vàng, axit phosphoric trích ly, phân bón… tăng, kéo giúp doanh thu.

Cùng với đó, sự đổi mới về công nghệ sản xuất phốt pho vàng, axit phosphoric trích ly và phân bón giúp doanh nghiệp giảm được chi phí điện năng, chi phí nguyên liệu đầu vào (như quặng apatit, than) dẫn đến giá thành giảm. Sau khi từ các chi phí, Hóa chất Đức Giang lãi ròng 488 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 478 tỷ đồng.

Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất trong một quý công ty ghi nhận từ khi hoạt động. Lũy kế 9 tháng đầu năm, Hóa chất Đức Giang ghi nhận 6.094 tỷ đồng doanh thu và 1.113 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 31% và 58% so với cùng kỳ. Với kết quả đạt được, công ty đã thực hiện 81% kế hoạch doanh thu và vượt 1% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Exit mobile version