Nợ công phình to giáng đòn đau vào nền tài chính Mỹ 

Đằng sau câu chuyện trần nợ là một bi kịch tài chính công.

Sẽ không có một quốc gia nào trên thế giới mong muốn nợ công hay sức khỏe tài chính diễn ra trong từng thước phim có kịch tính cao. 

Bitcoin và phố Wall hoang mang khi Warren Buffett xả 13,3 tỷ USD cổ phiếu

Nợ công phình to, Mỹ có đủ sức thanh toán vào tháng 6

Hi Lạp và Anh hay cả Mỹ đều hiểu rằng xung đột chính trị sẽ trở thành tấm phản quang chiếu rọi vào tài chính xông. Song, Mỹ cảm thấy rằng họ không cần học hỏi từ những khu vực khác. Thay vào đó, nước Mỹ đang đối mặt với thảm họa vỡ nợ khi trần nợ công do Quốc hội Mỹ ấn định và hiện ở mức 31.400 tỷ USD. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen khuyến cáo chính phủ liên bang có thể cạn tiền và không thể thanh toán các nghĩa vụ nợ sớm nhất vào ngày 1/6, mặc dù thời điểm thực tế có thể đến muộn hơn.

Đối với phe thiên về tài chính, những người có thể bỏ qua mọi yếu tố chính trị liên quan tới trần nợ, sức khỏe tài chính công của Mỹ lại trở thành điều quan tâm hơn cả.

Ngân sách liên bang đang “chảy máu”, văn phòng ngân sách quốc hội tính toán rằng trong 7 tháng đầu tiên của năm tài chính 2023, doanh thu cơ bản của chính phủ giảm 10%, mức chi tiêu tăng 12%. Điều này đã khiến ngân sách liên bang bị thâm hụt gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2022. 

Cục Dự trữ liên bang liệu có xem xét đến việc cắt giảm lãi suất trong năm nay? Khả năng phục hồi sức khỏe tài chính cơ bản thấp hơn so với dự kiến ban đầu, mức chi tiêu tăng mạnh đối với hầu hết các lĩnh vực.

Nếu tình trạng này kéo dài liên tục sẽ mở ra một điều đáng tiếc nhất với hệ thống ngân sách Mỹ. Các dự báo mới nhất của CBO cho thấy mức nợ công liên bang theo tỷ lệ thu nhập GDP là 98% vào năm 2023, chỉ thấp hơn 7,6% so với mức đỉnh điểm thời chiến vào năm 1946.

Nghĩa là tổng số nợ công ước tính sẽ bằng tổng sản lượng hàng năm của nền kinh tế Mỹ vào năm 2024, và con số này có thể tăng lên 118% vào năm 2033.

Các khoản thu thuế sẽ không theo kịp với chi phí phúc lợi an sinh xã hội ngày càng tăng ở Mỹ với gần 19.000 tỷ USD làm gánh nặng nợ quốc gia thêm trầm trọng (con số này nhiều hơn 3.000 tỷ USD so với dự báo trước đây). 

Để tiện so sánh, nợ công tại Anh cũng đang “phình to” ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ so với GDP, chưa bằng 50% so với mức cuối từ thời chiến tranh thế giới thứ 2. 

Nợ công của Mỹ là tấm gương phản chiếu tình trạng chính trị tồi tệ. Đảng Cộng hòa chỉ cảm thấy thận trọng về tài chính khi đề cập đến vấn đề cắt giảm thuế. Họ thúc đẩy các chương trình chi tiêu khổng lồ và không được kiểm soát. 

Mỹ đang bị lung lay vị thế số 1 thế giới. 

Dĩ nhiên, trong 1 thế giới lãi suất thấp, các quốc gia có thể vẫn hạnh phúc với mức nợ cao hơn và không phải lo lắng với các khoản vay, thậm chí không phải hoàn trả 1 vài khoản vay khác. Nhưng nợ lớn hơn không đồng nghĩa với việc bạn được vay nhiều hơn.

Trong trường hợp xấu, Mỹ có thể không thể thanh hóa các hóa đơn nợ của mình trong tuần tới. Dự báo của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) vừa được công bố cho thấy lãi suất tăng và các hóa đơn chi tiêu của lưỡng đảng đang làm tăng thêm thâm hụt.

Bi kịch thực sự của nền tài chính công là điểm yếu thâm căn cố đế của nước Mỹ. Ở thời điểm hiện tại, nó sẽ không tạo ra một cuộc khủng hoảng toàn diện. Điều này thực sự có hại, đặc biệt khi dân số Mỹ “già” đi, đồng USD suy yếu không còn giữ vị thế “King” với tư cách là ngoại tệ dự trữ – nó thực sự là một đòn giáng mạnh vào sức khỏe chú đại bàng Mỹ trên quy mô toàn thế giới. 

Nguồn Financial Times

Trader_Z

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Exit mobile version