Những chính sách có hiệu lực từ 1/9

Những chính sách có hiệu lực từ 1/9

Một loạt các chính sách có hiệu lực từ tháng 9. Trong đó, việc làm từ thiện sẽ phải thực hiện ghi chép đầy đủ; không xin phép khi ghi âm, ghi hình ở phiên tòa có thể bị phạt 15 triệu đồng.

Ghi chép đầy đủ khi làm từ thiện

Chế độ kế toán áp dụng cho các hoạt động xã hội, từ thiện theo Thông tư số 41/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn sẽ có hiệu lực từ 1/9.

Theo đó, từ tổ chức cho đến cá nhân khi thực hiện các hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối hay dùng nguồn đóng góp tự nguyên trong việc thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện sẽ đều phải mở sổ kế toán. Sổ này ghi chép đầy đủ về nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập báo cáo, minh bạch thông tin theo quy định của Thông tư cũng như pháp luật liên quan.

Các cá nhân khi tham gia vào các hoạt động xã hội, từ thiện cũng có trách nhiệm mở sổ ghi chép đầy đủ các thông tin về kết quả tiếp nhận, phân phối, sử dụng nguồn đóng góp theo quy định. Cá nhân này cũng phải lập báo cáo cũng như công khai tình hình tiếp nhận, phân phối, sử dụng nguồn tiền quyên góp.

Cấm dùng xe Limousine cải tạo để chở khách

Từ ngày 1/9, quy định trong Nghị định 47/2022 của Chính phủ có hiệu lực. Nghị định này quy định, xe ô tô có sức chứa từ 10 chỗ trở lên không được phép cải tạo thành xe ô tô dưới 10 chỗ (tính cả người lái xe) cho hoạt động kinh doanh vận tải hành khách.

Ngoài ra, không sử dụng ô tô kiểu dáng tương tự xe từ 9 chỗ trở lên (kể cả người lái xe) để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.

Nói cách khác, những xe limousine cải tạo sẽ không được cấp phù hiệu cho hoạt động kinh doanh vận tải hành khách.

Tuy nhiên, ô tô có sức chứa từ 10 chỗ trở lên được cải tạo thành ô tô dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) nếu đã được cấp phù hiệu, biển hiệu trước ngày 1/9 vẫn tiếp tục được sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách cho tới khi hết niên hạn sử dụng.  

Theo Nghị định 47, từ ngày 1/9, khi gửi hàng trên xe khách, người gửi phải cung cấp đầy đủ, chính xác 6 thông tin. Cụ thể, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe của những đơn vị kinh doanh vận tải hành khách phải yêu cầu người gửi hàng hóa cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin như: Tên hàng hóa, cân nặng (nếu có), họ và tên, số CMT/số CCCD, địa chỉ, số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận.

Có thể bị phạt 15 triệu đồng nếu không xin phép ghi âm, ghi hình tại phiên tòa

Từ 1/9, Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng gồm bốn chương, 48 điều sẽ chính thức có hiệu lực.

Pháp lệnh quy định các hành vi sẽ bị xử phạt tiền từ 7-15 triệu đồng như:

Phạt từ 1 – 7 triệu đồng đối với các hành vi:

Phạt từ 5 – 15 triệu đồng đối với các hành vi:

Luật sư nếu có hành vi lừa dối, đe dọa, mua chuộc hoặc sử dụng vũ lực buộc người bị hại khai báo gian dối hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối sẽ bị phạt 30 – 40 triệu đồng theo quy định của pháp lệnh.

Chính sách chi trả tiền hỗ trợ Covid-19 chậm nhất vào 10/9

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 24/2022/UBTVQH15 để tiếp tục chi trả hỗ trợ đối với người lao động chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Theo quy định, khoảng 1.155 tỉ đồng từ kết dư Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đến hết năm 2021 sẽ được sử dụng để tiếp tục chi trả hỗ trợ đối với người lao động theo Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 đã nộp hồ sơ đúng thời hạn. Ngày 10/9 là thời điểm chậm  nhất để thực hiện chi trả hỗ trợ người lao động.

Phạm nhân được lao động, học nghề ngoài trại giam

Sau khi được thông qua hồi tháng 6, Nghị quyết 54/2022 về thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam được Quốc hội sẽ có hiệu lực từ 1/9.

Tuy nhiên, việc thí điểm này sẽ phải đảm bảo các nguyên tắc về an ninh, an toàn, phục vụ hiệu quả công tác giáo dục cải tạo, tái hòa nhập cộng đồng cũng như tạo điều kiện cho phạm nhân tìm được việc làm sau khi chấp hành án tù xong.

Việc lao động, học nghề ngoài trại giam dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng của phạm nhân. Phạm nhân sẽ được trả một phần công lao động và thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự.

Tuy nhiên, đối với phạm nhân phạm một trong các tội về xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh hoặc phạm nhân đã bị kết án từ 2 lần trở lên, phạm nhân tái phạm nguy hiểm… sẽ không được lao động, học nghề ngoài trại giam.

Mô hình này được áp dụng thí điểm không quá 1/3 tổng số trại giam thuộc Bộ Công an.

Exit mobile version