Những chú Gấu trong khu rừng chứng khoán Mỹ

Một mùa “Gấu” mới, những tay chơi được khuyên cần phải chuẩn bị mang bên mình những vật dụng phòng thân trong cuộc phiêu lưu kéo dài kể từ tháng 9/2021.

Việc bán tháo cổ phiếu có thể đẩy nhanh nền kinh tế đến bờ vực của sự suy thoái, thị trường chứng khoán Mỹ liệu có đang chứng kiến sự xuất hiện của những chú “Gấu” mới?

Bắt đầu câu chuyện

Một mùa “Gấu” mới, những “tay chơi” được khuyên cần phải chuẩn bị mang bên mình những vật dụng phòng thân trong cuộc phiêu lưu kéo dài kể từ tháng 9/2021.

Mùa “Gấu” năm nay có vẻ đến sớm hơn mọi năm, các nhà đầu tư có lẽ là những người cảm nhận chính xác nhất khi chứng kiến chỉ số S&P500 giảm 18% – mức giảm lớn nhất từ trước đến nay vào tháng 1/2022. Con số này loanh quanh thị trường khiến NASDAQ không kịp trở tay cũng giảm theo ở mức 20%. Kể từ tháng 11 đến nay, nó đã giảm tới 29%.

18 tháng, thậm chí là hơn thế, từ khi lạm phát leo thang, các nhà đầu tư luôn băn khoăn với nghi vấn về FED sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ đến mức nào và khiến thị trường “đau đớn” đến đâu.

Sau cuộc họp ngày 4/5/2022, ngân hàng trung ương của Mỹ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản là câu trả lời đầy thực tế: Rất đau!

Thị trường kỳ vọng rằng FED sẽ tăng lãi suất thêm 190 điểm cơ bản trong năm nay kể cả khi bảng cân đối kế toán từng phình to 8.900 tỷ USD có dấu hiệu “xẹp”. Lạm phát chưa hạ nhiệt, FED càng quyết liệt.

Điều đáng sợ, các hộ gia đình kỳ vọng lạm phát chỉ nên ở mức 6% và thấp hơn nữa là 4%. Nhưng mọi chuyện không như kỳ vọng.

Những chú “gấu” trong khu rừng chứng khoán

Những chú Gấu mới xuất hiện trong khu rừng chứng khoán Mỹ.

Lãi suất thực tế cao hơn khiến giá trị của đồng tiền không còn được như trước. Thị trường chứng khoán xuất hiện tình trạng bán tháo, nhất là trong nhóm cổ phiếu công nghệ.

Giới đầu tư lo chứng khoán Mỹ chưa chạm đáy.

Vì nhiều lý do, giá trái phiếu có kỳ hạn dài đã giảm mạnh. Nhiều tài sản rủi ro bị dẫm nhịp mạnh, điển hình là Bitcoin rớt thảm và chỉ còn ở mức 27.000 USD – mất hơn 50% giá trị kể từ tháng 11 năm ngoái.

Một câu hỏi được đặt ra, liệu thị trường sụt giảm có phải là một tín hiệu nói rằng nền kinh tế xuất hiện những rắc rối lớn hay không?

Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ trong tháng 3 hiện ở mức 3,6%, hơn 11 triệu người thất nghiệp.

Đây là những tín hiệu khá tích cực của thị trường việc làm tại Mỹ. Tình hình cạnh tranh để có nhân công làm việc đã khiến người lao động được hưởng mức lương cao hơn. Nhưng bài toán khó cho doanh nghiệp là họ khó có thể thuê được lao động mà họ cần.

FED càng sốt sắng có vẻ như càng khiến thảm cảnh suy thoái trung hạn đến gần.

Xung đột ở Ukraine đã khiến giá năng lượng tăng cao đột biến, thêm vào đó, chính sách “Zero-covid” của Trung Quốc đang gây tổn hại cho nền kinh tế của chính nước này và làm tăng thêm rắc rối trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Câu hỏi cuối cùng

Thị trường chứng khoán Mỹ liên tục trượt dốc khiến các nhà đầu tư không xác định được đỉnh-đáy.

Liệu những bất ổn của thị trường tài chính là sự phản ánh nền kinh tế hay là sự khuếch đại?

Trong thập kỷ qua, thị trường vay vốn đóng vai trò lớn trong nền tài chính. Các quy định ngặt nghèo đã khiến hoạt động cho vay của các ngân hàng bị hạn chế. Bằng một cách nào đó, phần lớn các khoản thế chấp của các hộ gia đình hiện nay không nằm trong hệ thống ngân hàng.

Bài toán nợ công còn nhiều ý ngỏ khi các doanh nghiệp Mỹ có 57% vốn vay từ các nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu. Ngân hàng lúc này chỉ đóng vai trò là đơn vị trung gian trên thị trường tài chính.

Khi lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm lên 3% (tháng 1 là 0,9%). Lãi suất cho vay thế chấp ở Mỹ đã tăng từ 3,0% lên 5,3%. Các nhà quản lý thị trường lo ngại cấu trúc hoạt động tài chính bị thay đổi, thị trường kho bạc sẽ hình thành “giao diện” mới làm gia tăng sự căng thẳng.

Zoe (Nguồn The Economist)

Exit mobile version