Những đánh giá về gói phục hồi kinh tế 800.000 tỷ đồng đang trình Chính phủ

Những đánh giá về gói phục hồi kinh tế 800.000 tỷ đồng

Mặc dù mới chỉ đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ nhưng gói phục hồi kinh tế 800.000 tỷ đồng nhận được nhiều ý kiến đánh giá.

Gói phục hồi kinh tế 800.00 tỷ đồng có thể không phù hợp?

Gói phục hồi kinh tế 800.000 tỷ đồng (gần 35 tỷ USD) cao gấp 3,5 lần gói hỗ trợ của Chính phủ năm 2021, nhằm kích thích kinh tế mới, đồng thời đẩy mạnh giải ngân đầu tư công; đẩy mạnh sản xuất, tiêu dùng sau giãn cách và tạo lực cho tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp quý VI, triển vọng năm 2022.

Trao đổi trên báo Doanh nhân Sài Gòn, TS. Đinh Thế Hiển đã chia sẻ những nhận định về gói phục hồi kinh tế này.

Theo ông, trước đây đã có rất nhiều gói kích cầu như gói 29.000 tỷ đồng để vượt qua khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009, gói 30.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà xã hội năm 2013, được đánh giá đã có tác động rất nhanh vào nền kinh tế.

Tuy nhiên, TS. Đinh Thế Hiển cho rằng, dù 2 gói kích cầu trên giúp kích thích nền kinh tế cũng như thị trường bất động sản giai đoạn đó. Nhưng góc độ khác, nó cũng  tạo ra những hệ lụy tiêu cực khá lớn khi làm “méo mó” thị trường tài chính tín dụng, gây ra đầu cơ tài chính, lạm phát cao. Chính phủ và NHNN sau đó đã phải thực hiện nhiều biện pháp để khắc phục…

Ngoài ra, gói 60.000 tỷ đồng hỗ trợ kinh tế khó khăn từ đại dịch Covid-19 thì chưa phát huy hiệu quả.

Về gói 800.000 tỷ đồng đang được Bộ Kế hoạch & Đầu tư trình Chính phủ, TS. Đinh Thế Hiển cho rằng, số tiền này nhiều hơn gấp 16 lần so với gói kích thích kinh tế năm 2009 nên cần cân nhắc thêm.

Ông phân tích, năm 2009 suy thoái toàn cầu. Giai đoạn 2021 theo đánh giá của ông là có nhiều cơ hội hơn so với 2009. Hiện nay xuất khẩu rất tốt (tăng hơn 20% so với năm 2020) và ngày càng tốt hơn trong bối cảnh nên kinh tế thế giới đang phục hồi cũng như những lợi thế của Việt Nam.

Đầu tư FDI cũng duy trì tương đương các năm trước. Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) và ADB vẫn dự báo kinh tế các nước tăng trưởng dương trong năm 2021 và 2022 vào khoảng 5-5,9%. Điều đó giúp cho xuất khẩu và FDI tiếp tục tăng trưởng, tạo nhiều việc làm, động lực cho đầu tư hạ tầng, phát triển khu công nghiệp, đô thị hóa…

Theo TS Đinh Thế Hiển, cái khó lớn nhất hiện nay thuộc về kinh tế nội địa khi sức mua đang giảm mạnh. Tuy nhiên, nguyên nhân của nó chủ yếu do Chính phủ và các địa phương chủ động giãn cách nhằm phòng, chống dịch bệnh. Sau khi dần dỡ bỏ các quy định giãn cách thì hoạt động kinh tế nội địa cũng sẽ từng bước được phục hồi.

Từ đó, ông cho rằng, gói hỗ trợ 800.00 tỷ đồng có thể không phù hợp. Đặc biệt, nguồn vốn lớn nếu được đưa vào những doanh nghiệp đầu tàu, chủ lực hoặc ưu đãi tín dụng cho một số doanh nghiệp quan trọng sẽ làm méo cơ chế thị trường chúng ta dày công xây dựng bao lâu nay.

Ở khía cạnh khác, TS Hiển cho hay, giải ngân đầu tư công là vấn đề chúng ta gặp phải vào năm 2021 do các dự án được chuẩn bị chưa tốt. Gói kích cầu lớn này có thể dẫn đến một số tình huống như không thể giải ngân hiệu quả hoặc giải ngân không đúng mục tiêu, dẫn đến lạm phát cao.

Vì thế ông cho rằng, Chính phủ nên dùng ngân sách để tiếp tục đầu tư cải thiện hạ tầng giao thông, năng lượng để giúp chung cho toàn nền kinh tế.

Dự báo thị trường chứng khoán Việt Nam tăng lên 2.500 điểm

Thông tin trên VnEconomy, dưới góc nhìn của Ông Petri Deryng, người quản lý danh mục của quỹ đến từ Phần Lan PYN Elite thì gói hỗ trợ 800.000 tỷ đồng cũng có những tác động không nhỏ.

PYN Elite cho rằng, nếu đưa vào thực hiện, gói hỗ trợ dự kiến ​​sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP mỗi năm thêm 20 điểm phần trăm, từ năm 2021 đến năm 2025.

Ngoài ra, dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm cả gói kích thích tăng trưởng kinh tế cho giai đoạn 2022 – 2024, PYN Elite đã nâng mục tiêu Vn-Index lên 2.500 điểm vào cuối năm 2024.

Cát Anh (T/h)

Exit mobile version