Nike áp dụng trademark đối với hàng hóa ảo giữa sự kiện đổi tên của Facebook thành Meta.

Nike áp dụng trademark đối với hàng hóa ảo giữa sự kiện đổi tên của Facebook thành Meta.

Nike đã gửi 4 yêu cầu đăng kí trademark đối với hàng hóa ảo với Cơ quan Sáng chế và bảo vệ thương hiệu Hoa Kỳ (USPTO)

Theo Bloomberg, Nike đã nộp đơn đăng kí trademark cho thương hiệu của mình đối với các hàng hóa ảo và các sản phẩm có thể tải xuống.

Vào ngày 27 tháng 10, thương hiệu quần áo thể thao khổng lồ này đã đệ trình 4 yêu cầu lên Cục Thương hiệu và Bản quyền sáng chế Hoa Kỳ. Các hồ sơ trình lên liệt kê nhiều loại hàng hóa kỹ thuật số bao gồm mũ nón, kính mắt, túi xách, ba lô và các thiết bị thể thao.

Thêm vào đó, hồ sơ được dựa trên cơ sở mục đích sử dụng, có nghĩa là bản thân các bằng sáng chế này sẽ không thực sự được hoàn thiện cho đến khi Nike sử dụng chúng cho mục đích thương mại

Tin tức được đưa ra trong bối cảnh Facebook (nay là Meta) đổi tên thương hiệu và xây dựng lên Metaverse, một vũ trụ ảo nơi người dùng có thể tương tác với nhau dưới hình dạng đại diện là avatar. Những môi trường ảo này có thể được sử dụng cho các tương tác xã hội, chơi game hoặc thậm chí là công việc.

Đây không phải là lần đầu tiên mà “gã khổng lồ thể thao” này đón nhận công nghệ của thế hệ Internet thứ 3.

Vào năm 2019, Nike đã được cấp bằng sáng chế cho “tài sản kỹ thuật số được bảo mật bằng mật mã”, bao gồm “Cryptokicks”, thứ mà ứng dụng Yahoo Finance đã báo cáo là bao gồm dữ liệu mã hóa và các thuộc tính vật lí đi kèm từ một đôi giày Nike ở ngoài đời.

Nike, Meta và vũ trụ ảo “Metaverse”

Loạt bằng sáng chế mới nhất của Nike đã được cấp trong quá trình Facebook đổi tên thương hiệu thành Meta, điều mà Mark Zuckerberg – Giám đốc điều hành Meta, cho biết sẽ đánh dấu “sự khởi đầu cho chương tiếp theo của Internet”.

“Nền tảng tiếp theo sẽ còn phong phú hơn nữa — một Internet hiện thân của thế giới thực nơi mà bạn có thể trải nghiệm chứ không chỉ là nhìn vào nó. Chúng tôi gọi đây là “Metaverse” và nó sẽ ảnh hưởng đến mọi sản phẩm mà chúng tôi xây dựng”, Giám đốc điều hành của Meta, Mark Zuckerberg cho biết vào tuần trước.

Anh nói thêm rằng: “Trong Metaverse, bạn có thể làm được hầu hết tất cả mọi thứ mà bạn tưởng tượng ra— tụ tập với bạn bè và gia đình, làm việc, học hỏi, vui chơi, mua sắm hay sáng tạo,”

Giữa bối cảnh đổi tên thương hiệu, Zuckerberg đã đồng ý với một số vấn đề kế thừa đã gây cản trở cho Facebook cũng như ban lãnh đạo của anh ấy, bao gồm cả việc phá hoại quyền riêng tư Zuckerberg nói: “Quyền riêng tư và sự an toàn cần được xây dựng trong vũ trụ ảo “Metaverse” ngay từ ngày đầu tiên.” Tuy nhiên, có rất nhiều cuộc tranh cãi gây trở ngại cho “gã khổng lồ” công nghệ tồn tại cho đến tận bây giờ.

Giám đốc sản phẩm của Facebook, Frances Haugen đã trở thành người tố giác khi làm rò rỉ tài liệu được đặt tên chung là “Facebook Files” – khiến nền tảng mạng xã hội của Zuckerberg dính vào vô số tranh cãi, bao gồm phản ứng chậm chạp trước những thông tin sai lệch về COVID-19, việc xử lý kém những tin tức giả và thậm chí là phản hồi yếu ớt đối với những lo lắng của nhân viên về vấn nạn buôn người.

Haugen cũng cho biết rằng “Facebook Files” chứng minh rằng “gã khổng lồ” công nghệ này ưu tiên “việc tăng trưởng hơn là sự an toàn của người dùng.” Gần đây, cô ấy nói rằng cô ấy đã có sự ổn định về mặt tài chính để có thể làm sáng tỏ những tranh cãi này nhờ vào việc mua tiền điện tử “vào đúng thời điểm”.

Exit mobile version