Nợ công của nước Pháp vượt trần 3.000 tỷ euro

Nợ công của nước Pháp vượt trần 3.000 tỷ euro

Mức độ tín nhiệm của Pháp bị hạ bậc do nợ công vượt mức 3.000 tỷ USD đã khiến nước Pháp rơi vào khủng hoảng. 

Giá Ethereum khó đạt 2.000 USD kể cả khi thị trường hóa Hulk

Nợ công của nước Pháp vượt trần 3.000 tỷ euro

Theo Cơ quan thống kê quốc gia Pháp (Insee), tính đến cuối tháng 3/2023, nợ công của Pháp đã tăng lên 3.010 tỷ euro, tương đương 112,5% GDP của quốc gia này, cao gấp 60% mức mục tiêu 60% của Liên minh châu Âu (EU).

Khối nợ ngày càng tăng và việc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của Pháp từ AA xuống AA-, cho rằng các chỉ số tài chính của nước này kém hơn so với các nước cùng trình độ phát triển.

Điều này đã khiến Bộ trưởng Tài chính Bruno Le Maire cam kết kiểm soát chi tiêu công, qua đó giúp nước này tránh được hành động tương tự của hãng xếp hạng tín nhiệm Standard and Poor’s ngay trong tháng. 

Để làm như vậy, Bộ trưởng tài chính Pháp đã tuyên bố sẽ cắt giảm chi tiêu công vài tỷ euro. “Chi tiêu công hiện chiếm 57% sản lượng quốc gia… Tôi muốn con số này giảm xuống còn 54% vào năm 2027, gần với mức trung bình của châu Âu là 52%,” Le Maire nói.

Tại hội nghị đánh giá chi tiêu của chính phủ hồi tuần trước, Bộ trưởng Le Maire tuyên bố đã tiết kiệm được ít nhất 10 tỷ euro. Mục tiêu của Pháp là giảm nợ công xuống mức 108% GDP vào cuối năm 2027, đồng thời đưa thâm hụt hằng năm xuống dưới mức mục tiêu 3% của EU.

Các bộ trưởng kỳ vọng Pháp có thể chấm dứt chương trình hỗ trợ năng lượng vốn được triển khai sau khi xảy ra cuộc xung đột Nga-Ukraine. 

Trong diễn biến khác, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho rằng đánh giá “bi quan” của Fitch hạ thấp kết quả của các chương trình cải cách.

Chính phủ Pháp quyết tâm khôi phục các tài khoản công trong 4 năm tới nhằm giảm thâm hụt và nợ công. Trong khi đó, Tổng thống Macron nỗ lực thúc đẩy thông qua luật hưu trí sửa đổi, theo đó tăng tuổi nghỉ hưu ở nước này từ 62 lên 64 tuổi vào năm 2030.

Kể từ khi Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne công bố kế hoạch này hồi đầu năm nay, đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình và đình công thu hút nhiều người tham gia.

Hầu hết các cuộc biểu tình đều diễn ra trong hòa bình, nhưng tình hình trở nên căng thẳng hơn khi chính phủ vận dụng một điều khoản đặc biệt trong Hiến pháp để thông qua dự luật tại Hạ viện mà không cần các nghị sỹ bỏ phiếu hồi trung tuần tháng trước.

Tình hình chung, hãng thông tấn AP (Mỹ) cho biết tình trạng lạm phát tăng ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu được ghi nhận một ngày trước khi công bố số liệu lạm phát cho toàn bộ khu vực 20 quốc gia Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).

Lạm phát ở Eurozone đã giảm từ mức đỉnh 10,6% trong tháng 10/2022 xuống còn 6,1% trong tháng 5/2023. Nhưng con số đó vẫn còn xa so với mục tiêu 2% mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đặt ra.

ViMoney tổng hợp

Trader_Z

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin tham khảo và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Exit mobile version