Nỗi sợ Omicron giảm, dầu thô phục hồi, hợp đồng tương lai và lợi suất trái phiếu chính phủ tăng mạnh

Dịch bệnh Covid-19 hiện đang là một trong những rủi ro lớn nhất mà thị trường chứng khoán phải đối mặt, nhưng rất khó để khẳng định sức ảnh hưởng của loại virus biến thể Omicron mới nhất trên thị trường.

Giá dầu thô tăng bật trở lại, hợp đồng tương lai và lợi suất trái phiếu chính phủ leo dốc

Giá dầu thô WTI tăng gần 4%.

Hợp đồng tương lai, dầu thô và lợi suất trái phiếu chính phủ của Mỹ tăng vọt trong phiên mở cửa ngày đầu tuần này (29/11). Các nhà đầu tư dường như không còn quá lo sợ ảnh hưởng của biến thể corona virus mới, thị trường tài chính ổn định hơn sau sóng gió sụt giảm mạnh từ tuần trước.

Chỉ số S&P 500, Nasdaq 100 và hợp đồng châu Âu nhảy vọt, dầu thô WTI quay đầu trở lại mốc 70 USD/thùng và lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng hơn 1,5%.

Thị trường cổ phiếu châu Á vẫn giảm nhưng mức độ nhẹ hơn so với “ngày thứ Sáu đen tối” tuần trước khi lượng bán tháo diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu.
Đồng yên Nhật trượt giảm, đồng đô la trên đà tăng ổn định, trong khi đó, đơn vị tiền tệ của Nam Phi, nơi xuất hiện biến thể đáng lo ngại Omicron, tăng giá so với đồng bạc xanh.

Nỗi sợ với biến thể Omicron giảm

Khi thế giới vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được giải đáp về biến thể mới xuất hiện, chuyên gia y tế Nam Phi khẳng định rằng đến hiện nay, các triệu chứng xuất hiện trên người nhiễm biến thể mới khá nhẹ.

Tổ chức Y tế Thế Giới WHO thúc giục mọi người đề cao cảnh giác và cảnh báo rằng thế giới có thể mất nhiều thời gian hơn để đánh giá về nguy cơ của mầm bệnh này.

Trước lo ngại tình hình dịch bệnh, các nhà giao dịch tuần trước đã hạ dự báo về thời hạn Cục dữ trự Liên bang Fed tăng lãi suất, đợt tăng lãi suất 25 điểm phần trăm đầu tiên có thể sẽ diễn ra vào tháng 7/2022 thay vì tháng 6/2022.

Tuy nhiên, chủ tịch Fed bang Atlanta Rachael Bostic giảm thiểu rủi ro kinh tế từ biến thể mới và ủng hộ Fed nhanh chóng thu hẹp chương trình thu mua tài sản để giảm thiểu lạm phát.

Các nhà đầu tư hiện nay cũng đang phân vân không biết liệu rằng đợt bùng phát biến thể mới Omicron cuối cùng cũng chỉ mang đến mối đe dọa trong thời gian tương đối ngắn và thị trường sẽ hồi phục trở lại hay sẽ là đợt “cuồng phong” thổi bay nỗ lực hồi phục kinh tế toàn cầu trong thời gian vừa qua.

Cơ hội sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt để bình ổn giá cả và lạm phát cao ngày càng trở nên phức tạp hơn.

Theo chuyên gia đầu tư cao cấp của Citigroup, Mahjabeen Zaman, “Ngân hàng trung ương có thể nhanh chóng chuyển sang lãi suất thấp để khuyến khích tăng trưởng kinh tế nếu cần thiết. Tính thanh khoản mà chúng ta đang có hiện nay sẽ tiếp tục hỗ trợ thị trường như khi chúng ta bắt đầu sống chung với Covid.”

Ông Zaman còn cảnh báo rằng biến động lớn trên thị trường trong thời gian ngắn hạn sẽ còn kéo dài cho đến cuối năm nay.

Công ty dược phẩm Moderna đang cố gắng phát triển vaccine tăng cường để chống lại biến thể Omicron.

Trong khi đó, công ty dược phẩm Mỹ Moderna cho biết sẽ phát triển một liều vaccine tăng cường chống lại biến thể Omicron mới và họ sẽ cố gắng cho ra mắt vaccine tăng cường sớm nhất, có thể là vào đầu năm mới.

“Thị trường liên tục đạt mới cao mới trong các đợt dịch bùng phát trước đó. Tôi kỳ vọng rằng trước đợt dịch bùng phát mới như hiện nay, thị trường sẽ có những bước đi tương tự,” theo Giám đốc danh mục đầu tư của Quỹ đầu tư Tribeca Investment Jun Bei Liu.

Goldman Sachs đã tuyên bố rằng thực tế tình hình dịch bệnh có thể không tệ như nhiều người nghĩ, “Nhà đầu tư có thể phòng ngừa rủi ro tài sản ngắn hạn, nhưng không có lý do gì để thay đổi danh mục đầu tư.”

Exit mobile version