Lối thoát nào có thể cứu Washington thoát khỏi ngày tận thế tài chính

Bộ Tài chính Mỹ chỉ còn khoảng hơn 60 tỷ USD tiền mặt, từ mức 238 tỷ USD hồi đầu tháng sau khi thu thuế tháng 4.

Washington đang vật lộn từng ngày để ngăn chặn con đập trần nợ công đổ vỡ, chỉ còn 5 ngày để ông chủ Nhà Trắng ứng phó. 

Hồi kết ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6

Đến ngày 1/6, Quốc hội nếu không tăng mức trần nợ, Mỹ không có tiền trả cho các trái chủ và phí dịch vụ công thì Mỹ chính thức vỡ nợ, chính phủ buộc phải đóng cửa. Đây cũng là lời cảnh báo của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen.

Các nhà lãnh đạo của 2 Đảng kiên định với biểu quyết rằng họ sẽ đạt được một thỏa thuận để tránh vỡ nợ, song, đến nay, chưa có điều gì thực sự diễn ra. The Hill đưa ra 4 lối thoát để Mỹ có thể vượt qua cơn khủng hoảng vỡ nợ trong trường hợp các nhà lãnh đạo không có tiếng nói chung vào ngày 1/6.

Bế tắc hiện tại về trần nợ có khả năng gây thêm căng thẳng cho nền kinh tế Mỹ, vốn đã dễ rơi vào suy thoái sau một loạt các đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang.

Gia hạn thời gian thanh toán trần nợ công

Các thành viên của Đảng Cộng hòa và Dân chủ mong muốn “câu giờ” để gia tăng áp lực cho đối phương.

Dân biểu Debbie Wasserman Schultz nói rằng: “Chúng tôi phải thanh toán các hóa đơn, chúng ta cần dành sự quan tâm đến nhu cầu thiết yếu của người Mỹ. Chúng ta cần có những thành viên của Đảng Cộng hòa có trách nhiệm, những người sẵn sàng bước lên bục và làm điều đúng đắn”.

Ngày 1/6 đến gần, có thể cần phải gia hạn thêm thời gian thanh toán nợ để Tổng thống Biden và các nhà lập pháp có thời gian thảo luận, soạn thảo dự luật thông qua 2 viện, và đưa văn bản đó đến bàn làm việc của Tổng thống.  

Hạ nghị sĩ Đảng Cộng hòa Garret Graves, một trong những nhà đàm phán chính của McCarthy nói rằng: “Điểm mấu chốt là chúng ta sẽ phải chứng kiến một số thay đổi cơ bản trong những gì họ đang làm. Không có các cuộc họp bổ sung được lên kế hoạch”.

Hạ nghị sĩ Andy Harris lên tiếng: “Nếu thu hồi 80 tỷ USD trong quỹ Covid-19 chưa sử dụng có thể gia hạn thêm một chút thời gian. Tuyệt đối không”.

Chính phủ liên bang Mỹ có thể hết tiền để thanh toán tất cả các hóa đơn ngay sau tháng 6, khiến Quốc hội phải tăng hoặc đình chỉ lại giới hạn vay của liên bang. Mỹ có 2 lựa chọn trong trường hợp mức trần nợ công hiện tại không được nâng.

Thứ 1, vỡ nợ kỹ thuật. Tạm hiểu là Bộ Tài chính sẽ xoay tiền trả nợ cho các trái chủ. Tuy nhiên, vị thế trái phiếu Mỹ sẽ bị đánh tụt điểm. Mỹ không có đủ tiền trả phí cho các hoạt động thuộc dịch vụ công có thể khiến nền kinh tế đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, nền kinh tế đang cận suy thoái sẽ bước vào mùa đông suy thoái hoàn toàn.

Thứ 2, vỡ nợ toàn phần. Thay vì trả tiền cho trái chủ, Mỹ sẽ xoay tiền chi trả cho các hoạt động dịch vụ công. Lúc này, đồng USD mất giá, hàng nhập khẩu tăng cao, lạm phát leo thang do giá hàng hóa bị đẩy lên mức cao vượt quá ngưỡng chi tiêu của người lao động. Tiếp đến, trái phiếu bị bán xả, giá năng lượng biến động, cuối cùng sẽ tạo ra các rào cản thương mại để giảm nhập khẩu khiến tất cả mọi thứ trở nên đắt đỏ.

Đó là những kịch bản các nhà lập pháp Mỹ cũng không muốn xảy ra, nhưng nếu hai bên vẫn không thể vì việc chung để đi đến thống nhất, Bộ Tài chính Mỹ chỉ có thể cố gắng trả nợ trái chủ, thương lượng thời gian trả tiền cho dịch vụ công (bởi đến tháng 5, chính phủ Mỹ sẽ có tiền từ việc thu thuế).

Bàn tay McConnell 

Nghị sỹ Đảng Cộng hòa Mitch McConnell khẳng định rằng ông ấy sẽ tạm lùi trong cuộc đàm phán gia hạn nợ, thay vào đó, McCarthy sẽ dẫn đầu các cuộc đàm phán với Đảng Dân chủ. 

“Bất kể những gì có thể được đưa ra trong cuộc đàm phán…Tổng thống và người phát ngôn sẽ có được thỏa thuận. Cuối cùng mọi chuyện sẽ được thông qua sau một cuộc bỏ phiếu của Thượng Viện và Hạ viện trong tuần này. Mỹ sẽ không vỡ nợ”, Mitch McConnell nói thêm. 

Điều đáng nói, trong các cuộc khủng hoảng trần nợ trước đây, thường vào phút chót, Quốc hội Mỹ vẫn đạt nhất trí nâng trần nợ với sự ủng hộ của cả hai đảng. Tuy nhiên, hồi tháng 7, thủ lĩnh phe thiểu số tại Thượng viện Mỹ, nghị sỹ Cộng hoà Mitch McConnell thề rằng phía Cộng hoà sẽ không bỏ phiếu để nâng trần nợ quốc gia.

Ông McCarthy tiếp tục chỉ trích Nhà Trắng và Đảng Dân chủ đã không làm gì để nước Mỹ tránh khỏi thảm họa vỡ nợ. Ông khẳng định nếu không có gì tiến triển, sẽ không có bất kỳ thỏa hiệp nào diễn ra cho tới ngày 1/6.  

14th Amendment (Tu chính án 14)

Thành viên Đảng Dân chủ đang mong muốn Tổng thống Joe Biden viện dẫn tấm phiếu vàng Tu chính án 14 để dỡ bỏ trần nợ công Mỹ hay tuyên bố trần nợ là vi hiến. (Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre đã bác bỏ kịch bản này).

Theo Tổng thống Biden, sẽ không có điều gì chắc chắn rằng nếu viện dẫn Tu chính án 14 có thể xử lý trần nợ, thậm chí còn sa lầy vào một cuộc chiến pháp lý. 

Thành viên Đảng Dân chủ đã thu thập chữ ký buộc tiến hành bỏ phiếu về việc tăng giới hạn nợ bất chấp sự phản đối của McCarthy.

Nếu thành công, điều này có thể cho phép Đảng Dân chủ đưa dự luật mới về giới hạn nợ cùng ủng hộ của đa số Hạ viện. Nhưng họ cần ít nhất ý kiến đồng thuận của 5 thành viên Đảng Cộng hòa và đa số ý kiến tán thành của đảng Dân chủ. 

Điều đáng nói, đến nay, các thành viên của Đảng Dân chủ đã ký vào bản kiến ​​​​nghị, nhưng không có thành viên nào của đảng Cộng hòa nào tham gia.

Tính đến ngày 19/5/2023, Bộ Tài chính Mỹ chỉ còn khoảng hơn 60 tỷ USD tiền mặt, từ mức 238 tỷ USD hồi đầu tháng sau khi thu thuế tháng 4.

Trong bức thư gửi tới Quốc hội Mỹ, bà Yellen cho rằng: “Đợi đến phút cuối để nâng trần nợ hay giữ nguyên cũng sẽ khiến niềm tin kinh tế bị tổn hại nghiêm trọng. Chi phí vay ngắn hạn sẽ leo thang và chắc chắn sẽ tác động tiêu cực lên xếp hạng tín nhiệm của Mỹ”.

Nguồn The Hill

Trader_Z

Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Exit mobile version