Từ nhiên liệu đến phân bón, nông dân trên khắp thế giới khốn đốn với chi phí tăng cao

Chi phí trồng trọt tăng cao đã khiến lợi nhuận giảm mạnh và nông dân trên khắp thế giới đang điêu đứng.

Dưới tác động kép của đại dịch và hạn hán, nạn đói toàn cầu ngày càng trở nên nghiêm trọng, giá lương thực tăng dần. Chi phí thực phẩm toàn cầu đã tăng kỷ lục vào tháng 2/2022, tăng 40% so với hai năm trước.

Theo Bloomberg, Beth Bechdol, Giám đốc Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc, cho biết tình hình nghiêm trọng đến mức nguồn cung cấp lương thực toàn cầu có thể phải đối mặt với “điểm bùng phát” (tipping point) về mức độ ổn định.

Hiện tại, mọi chi phí đều đang tăng cao. Với giá dầu lên tới 100 USD / thùng và giá dầu diesel giao sau ở châu Âu và Mỹ đạt mức cao nhất trong nhiều thập kỷ, chi phí nhiên liệu tăng sẽ làm tăng chi phí cho người nông dân, đồng thời khiến việc sưởi ấm chuồng trại nơi chăn nuôi gia súc trở nên đắt đỏ hơn.

Hầu hết tất cả các loại phân bón cũng đã tăng giá mạnh trong năm qua. Nguồn cung khí đốt thắt chặt, giá cước tăng, thuế quan, thời tiết khắc nghiệt và các lệnh trừng phạt đối với các nhà sản xuất phân bón lớn đều góp phần đẩy giá phân bón tăng cao. Chỉ số Giá Phân bón Bắc Mỹ của Green Markets (Green Markets North American Fertilizer Price Index) đã tăng gấp đôi lên mức kỷ lục trong 12 tháng qua.

Ngoài ra, nguồn cung cấp các loại hóa chất trồng trọt khác như hạt giống và thuốc trừ sâu đang rất khan hiếm, đồng thời, giá máy kéo cũng tăng mạnh.

Nếu nông dân không thể theo kịp với chi phí cao hơn, họ có thể bị buộc phải ngừng sản xuất, tình hình cung cấp lương thực toàn cầu sẽ trở nên bấp bênh hơn.

Chris Edgington trồng ngô và đậu nành ở Iowa trên diện tích 3000 mẫu Anh ở Iowa. Ông ấy tốn khoảng 700 – 850 USD cho phí đầu vào cho mỗi mẫu đất. Năm nay, con số đó lên tới 1.150 USD. Nông dân ở Iowa, bang sản xuất ngô lớn nhất quốc gia, đang trả tiền mua phân đạm cao gấp ba lần so với 2 năm trước đây.

Ấn Độ là một quốc gia nông nghiệp lớn, với thu nhập từ nông nghiệp chiếm khoảng 1/5 GDP, và gần 60% trong số 1,4 tỷ người sống trực tiếp hoặc gián tiếp dựa vào nông nghiệp để kiếm sống. Birpal Singh, 49 tuổi, một nông dân ở Uttar Pradesh, trồng lúa và lúa mì trên hai mẫu đất. Anh ấy dựa vào dầu diesel để chạy các máy bơm tưới cây cũng như máy móc làm đất, trong khi giá nhiên liệu địa phương liên tục tăng. Giá nhiên liệu ở New Delhi đã tăng hơn 30% kể từ năm 2020, theo dữ liệu từ công ty dầu khí nhà nước của Ấn Độ.

 

Exit mobile version