Lý do phương Tây chưa trừng phạt Norilsk Nickel – hãng khai thác mỏ khổng lồ của Nga

Lý do phương Tây chưa trừng phạt Norilsk Nickel - hãng khai thác mỏ khổng lồ của Nga

Các nước phương Tây khá dè dặt nên chưa có những biện pháp trừng phạt Norilsk Nickel – nhà cung cấp kim loại hàng đầu thế giới.

Vị thế của Norilsk Nickel

Hiện tại, Norilsk Nickel hay giới lãnh đạo của doanh nghiệp chưa bị trừng phạt bởi Mỹ và các đồng minh. Tương tự, các công ty cung ứng dầu, khí đốt hay các mặt hàng thiết yếu khác cho phương Tây cũng chưa bị trừng phạt.

Norilsk Nickel (Nornickel) của Nga là công ty khai thác khoáng sản, chiếm thị phần tương đối lớn với Nickel và paladi – 2 kim loại quan trọng của ngành vận tải và chip máy tính. Nickel được sử dụng từ mạ kền tới pin xe điện. Còn trong lĩnh vực xúc tác hóa học và bán dẫn, paladi là kim loại rất quan trọng.

Hàng năm, trong tổng số lượng thế giới tiêu thụ, lượng nickel của Norilsk Nickel sản xuất chiếm 5% và lượng paladi mà thế giới tiêu thụ hàng năm chiếm 40%. Ngoài ra, Norilsk Nickel còn cung cấp cả cobalt hay đồng.

Phía sau Norilsk Nickel, Giám đốc điều hành là ông Potanin. Dưới thời Tổng thống Boris Yeltsin, ông từng giữ cương vị phó thủ tướng Nga. Thập niên 90 của thế kỷ trước, ông được coi là một phần của giới tài phiệt Nga.

Việc đưa Olympic mùa đông năm 2014 về Nga có sự đóng góp không nhỏ của ông Potanin. Ý tưởng này được hình thành khi ông đi trượt tuyết tại Áo cùng Tổng thống Vladimir Putin.

Trong nguồn vốn đầu tư tại Norilsk Nickel có sự góp mặt của 2 nhà tài phiệt nổi tiếng khác là tỷ phú Roman Abramovich và Oleg Deripaska.

Norilsk Nickel có một trong những mỏ khoáng sản chính nằm tại thành phố vùng cực bắc Norilsk ở Siberia. Đây là một trong những khu vực có trữ lượng khoáng sản chìm dưới lớp băng dày, lớn nhất thế giới.

Bài toán khó của phương Tây

Các nhà quan sát cho rằng, trừng phạt Nga nhưng không ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng các hàng hóa chủ chốt là bài toán khó phương Tây đang phải đối mặt.

Norilsk Nickel đóng vai trò đặc biệt quan trọng trên thị trường kim loại, đặc biệt là việc cung ứng paladi.

Nhà quản lý lĩnh vực mua bán kim loại toàn cầu, Gabriele Randlshofer nói rằng, các lệnh cấm có thể khiến việc tiếp cận nguồn paladi gặp khó dẫn đến phá vỡ chuỗi cung ứng ở quy mô toàn cầu.

Kể từ hôm 24/2, khi Nga mở “chiến dịch quân sự đặc biệt” nhằm vào Ukraine, hiện giá các kim loại, đặc biệt là nickel và paladi đang trên đà gia tăng. Ngày 4/3, trên sàn giao dịch kim loại London, giá nickel tăng 37% so với đầu năm, đạt mức cao nhất trong một thập kỷ. Giá paladi cũng tăng tới 57%.

Tuy nhiên, dù giá các mặt hàng chủ chốt tăng cao nhưng giá cổ phiếu của Norilsk Nickel lại sụt giảm ở mức 17% so với đầu năm. Thậm chí, hôm 5/3, Fitch – hãng xếp hạng tín nhiệm đã đánh giá các khoản nợ của Norilsk Nickel ở mức “không có giá trị”. Theo nhận định, nhiều doanh nghiệp Nga cũng có cùng tình trạng trên.

Để giảm phụ thuộc vào Norilsk Nickel, nhiều doanh nghiệp châu Âu đang tìm mọi cách để đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Họ lo sợ nguồn cung có nguy cơ bị gián đoạn hoặc vô tình vướng phải các lệnh trừng phạt mà Nga phải hứng chịu.

Khi nhiều nhà máy lọc dầu gặp khó khăn trong việc mua dầu từ Nga thì một số nhà máy sản xuất thép của Nga cũng gặp khó khi xuất khẩu ra nước ngoài bởi gia tăng nguy cơ cấm vận.

Theo các chuyên gia, sản phẩm của Norilsk Nickel có vai trò quan trọng vì nhu cầu nickel được dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, khi ngành xe điện dần phát triển. Đây là kim loại chịu sự thiếu hụt cao nhất (6%) trong số các kim loại chủ chốt, theo một nghiên cứu của BMO.

Được biết, BASF – “ông lớn” ngành hóa chất của Đức nói rằng sẽ tiếp tục những thỏa thuận vốn có với Norilsk Nickel. Tuy nhiên, công ty này sẽ không ký hợp đồng mới.

Trong khi đó, Outokumpu (Phần Lan) cũng là một trong những nhà sản xuất thép không gỉ lớn nhất thế giới cho hay, 6-7% nguồn nickel của họ đến từ Norilsk Nickel, phần còn lại đến từ thép tái chế.

Exit mobile version