Từ tháng 7/2022, ô tô sản xuất ở châu Âu phải được trang bị hộp đen

Từ tháng 7/2022, ô tô sản xuất ở châu Âu được trang bị hộp đen

Giống như máy bay, ô tô, xe tải và xe bus sản xuất tại châu Âu sẽ phải trang bị hộp đen, kể từ tháng 7/2022.

Được biết, Nghị viện châu Âu đã thông qua quy định này vào năm 2019. Mục đích quy định này hướng đến là cải thiện an toàn giao thông đường bộ trên toàn bộ châu Âu. Tuy nhiên, các quy định đường bộ mới này sẽ chỉ áp dụng đối với các phương tiện mới được sản xuất từ tháng 7/2022. Có nghĩa là, những phương tiện cũ hơn không phải lắp đặt thêm hộp đen.

Nhưng bắt đầu từ năm 2024, quy định về việc trang bị hộp đen ô tô sẽ được mở rộng đối với ô tô cá nhân cũng như các loại xe thương mại đã qua sử dụng khác.

Theo tìm hiểu, hộp đen mới dành cho ô tô sẽ tích hợp tất cả các ứng dụng an toàn. Có thể kể đến việc nó sẽ ghi lại tất cả dữ liệu lái xe từ tốc độ, gia tốc; sử dụng dây đai an toàn và phanh. Chưa kể, nó còn bao gồm các hệ thống tiên tiến nhằm giúp hỗ trợ người lái xe tuân theo giới hạn của tốc độ.

Hơn nữa, hộp đen được lắp đặt còn có tùy chọn để lắp đặt một loại thiết bị gọi tắt là thiết bị liên động/IID. Theo đó, nếu người lái không vượt qua bài kiểm tra nồng độ cồn thì xe sẽ không thể khởi động.

Sự khác biệt trong hộp đen của ô tô với máy bay

Tương tự như trên máy bay, thiết bị hộp đen sẽ đi kèm với một bộ ghi dữ liệu trong xe cho các sự cố. Tuy nhiên, sự khác biệt của nó chính là sẽ không ghi lại cuộc trò chuyện nào phía bên trong xe.

Với thiết bị này, các chuyên gia dễ dàng trong việc truy cập vào dữ liệu của người lái xe. Trong trường hợp xảy ra tai nạn nghiêm trọng, nó sẽ giúp xác định trách nhiệm pháp lý chỉ bằng việc cung cấp thông tin trong 30 giây đầu tiên trước và 10 giây sau khi xảy ra va chạm.

Phát ngôn Viện An toàn Đường bộ của Bỉ (VIAS) – Benoît Godart đánh giá quy định mới sẽ rất hữu ích, vì “nó giúp điều tra nguyên nguyên nhân và xác định trách nhiệm của các bên liên quan trong các vụ tai nạn nghiêm trọng. Các cơ quan tư pháp sẽ không yêu cầu dữ liệu sau mỗi vụ tai nạn. Bởi trong tổng số 45.000 vụ tai nạn gây thương tích tại Bỉ thì chỉ có 7.000 đến 8.000 vụ tai nạn nghiêm trọng.

Dù vậy, không phải ai cũng đồng tình với quy định này. Một số hiệp hội sản xuất ô tô tại châu Âu tỏ ra không hài lòng và cho rằng đó là “một khoản chi phí bổ sung cho các sản phẩm mới của họ”.

Exit mobile version