Tại sao biến thể Omicron tác động tiêu cực đến cổ phiếu vốn hóa nhỏ?

Tại sao biến thể Omicron tác động tiêu cực đến cổ phiếu vốn hóa nhỏ

Biến thể Covid-19 mới Omicron đang làm dấy lên lo ngại trên thị trường tài chính toàn cầu do tính lây lan rất mạnh

Nói chung, các cổ phiếu vốn hóa nhỏ không có khả năng vượt qua cơn bão như các cổ phiếu vốn hóa lớn.”

Dưới hàng loạt cú sốc từ siêu biến thể Omicron và kỳ vọng lãi suất tăng, đầu tư mạo hiểm của Mỹ đã trở thành nạn nhân đầu tiên hứng chịu cú sốc.

Cho dù là các tài sản trú ẩn an toàn cuối cùng như tiền mặt và trái phiếu kho bạc Mỹ, hay sự sụt giảm mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán Mỹ, xu hướng hiện nay của thị trường đã phản ánh rằng các nhà đầu tư đang dần rút tiền đầu tư của họ vào các tài sản rủi ro.

Cổ phiếu vốn hóa nhỏ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do biến thể mới

Và nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ cũng trở thành vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đợt điều chỉnh thị trường chứng khoán lần này.

Kể từ Lễ Tạ ơn, chỉ số Russell 2000, tập trung vào các cổ phiếu vốn hóa nhỏ, giảm 7,4%. Tính riêng trong ngày 26/11, chỉ số này đã giảm 3,7%, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 2 năm nay.

Biểu đồ giá chỉ số Russell 2000.

Trong đó, các cổ phiếu giảm nhiều nhất tập trung ở các công ty dược phẩm và công nghệ sinh học, đồng thời là lĩnh vực ăn uống và giải trí bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh. So với các cổ phiếu vốn hóa lớn, các cổ phiếu vốn hóa nhỏ dễ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh hơn do loại hình kinh doanh đơn lẻ.

Cho dù chính quyền một quốc gia khởi động lại chiến dịch phong tỏa để kiểm soát dịch bệnh, hay người dân giảm tần suất ra ngoài để tránh lây nhiễm, điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các cổ phiếu vốn hóa nhỏ và làm tăng đáng kể rủi ro đầu tư, do đó, nhà đầu tư thường có xu hướng giảm các khoản tiền đầu tư vào các loại cố phiếu này.

Cổ phiếu vốn hóa nhỏ nhạy cảm hơn trước biến động thị trường.

Tim Skiendzielewski, giám đốc danh mục đầu tư của Aberdeen US Small Cap Equity Fund, cho biết: “Nói chung, các cổ phiếu vốn hóa nhỏ không có khả năng vượt qua cơn bão như các cổ phiếu vốn hóa lớn.”

Tuy nhiên, một số nhà quản lý quỹ vẫn lạc quan về cổ phiếu vốn hóa nhỏ, tin rằng nhà đầu tư đã “phản ứng thái quá” lần này và sớm muộn gì chúng cũng sẽ tăng trở lại. Giám đốc đầu tư của cổ phiếu vốn hóa nhỏ tại Spouting Rock Asset Management cho biết:

“Nếu thị trường tin rằng rủi ro đang giảm dần và dịch bệnh đang bước vào thời kỳ ổn định, họ sẽ thích các cổ phiếu vốn hóa nhỏ tập trung vào các doanh nghiệp cụ thể, nhà đầu tư tin rằng họ sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn so với các cổ phiếu vốn hóa lớn.”

Điều này cũng phù hợp với xu hướng chung trước đó của chứng khoán Mỹ.

Trong những ngày đầu của đợt đại dịch vào đầu năm 2020, thị trường chứng khoán Mỹ xuất hiện khoảng cách hiệu suất rất lớn giữa các cổ phiếu vốn hóa lớn và vốn hóa nhỏ, khi đó, chỉ số Russell 2000 giảm nhiều hơn chỉ số S&P 500. Tuy nhiên, trong nửa cuối năm, khi tỷ lệ tiêm chủng tiếp tục tăng, thị trường kỳ vọng nền kinh tế phục hồi nhanh chóng, và điều này đã giúp cổ phiếu vốn hóa nhỏ tăng giá.

Trước đó, nhà giao dịch Matt Fleury của Goldman Sachs đã công bố một báo cáo nghiên cứu chỉ ra rằng các quy tắc đầu tư truyền thống có thể không còn đúng trong thời kỳ đại dịch này. Ngoài ra, báo cáo ổn định tài chính bán niên mới nhất của Fed cũng gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các nhà đầu tư: các tài sản rủi ro có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.

Do đó, xu hướng tương lai của tài sản rủi ro vẫn là một ẩn số.

Exit mobile version