Ông chủ Evergrande đứng trước bài kiểm tra lớn nhất trong “kỳ thi” nợ nần

ViMoney-ong-chủ-evergrande-dứng-ra-bảo-lanh-cong-ty

Chủ tịch Hui Ka Yan có thể phải chi 1 phần bỏ tiền túi để hoàn thành nghĩa vụ nợ hơn 8 tỷ USD với các nhà đầu tư nước ngoài trong năm tới

Dự kiến Evergrande sẽ giảm khoảng 8 tỷ USD nghĩa vụ nợ đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong năm tới. Để làm được điều này, người sáng lập của công ty có thể phải trả ít nhất một phần trong số đó bằng tiền cá nhân của mình.

Evergrande đã trở thành quả bom nợ trong cuộc khủng hoảng tài sản ở Trung Quốc. Lo ngại rằng nhà phát triển bất động sản có thể vỡ nợ và gây ra “hiệu ứng domino” tài chính thị trường toàn cầu, trong báo cáo mới nhất của mình, FED lên tiếng: “căng thẳng trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc có thể gây căng thẳng cho hệ thống tài chính Trung Quốc và ảnh hưởng đến Mỹ”.

Trong thời gian qua, Evergrande đã xoay sở để hoàn thành 1 số khoản trả lãi suất để ngăn chặn sự phá sản, ít nhất đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, tập đoàn đang đối diện với chuỗi ngày dài đi trả nợ vào hôm nay (10/11) thời gian ân hạn đã kết thúc với khoản nợ trị giá 148,1 triệu USD của 3 lô trái phiếu USD. Nếu không thể thanh toán, công ty có thể rơi vào trạng thái vỡ nợ chéo đối với 19,2 tỷ USD dư nợ trái phiếu USD.

Ông chủ Evergrande đứng ra bảo lãnh công ty trước nguy cơ phá sản, liệu có phải là phương án khả thi?

Cho đến nay, vẫn chưa có động thái cụ thể về việc Evergrande làm cách nào để thu gom lượng lớn tiền mặt. Tập đoàn đã cố gắng rao bán một số tài sản của mình – từ một phần cổ phần trong lĩnh vực kinh doanh xe hơi cho tới một tòa tháp văn phòng ở Hong Kong (Trung Quốc) nhưng đều không gặp may mắn.

Theo các nhà phân tích của Moody’s và S&P Global Ratings, công ty có khoản thanh toán lãi hoặc gốc trị giá khoảng 8 tỷ USD cho trái phiếu nước ngoài sẽ đến hạn trong năm 2022.

Ở diễn biến khác, Bắc Kinh hối thúc ông chủ Evergrande sử dụng tài sản cá nhân để trả nợ. Công ty đã không trả lời vào thời điểm yêu cầu bình luận của CNN Business về thông tin trên và Evergrande hoàn toàn giữ im lặng về các khoản thanh toán nợ của mình.

Evergrande loay hoay với khoản nợ khổng lồ 1.950 tỷ NDT (tương đương 301,6 tỷ USD)

Truyền thông địa phương ở Hong Kong gần đây đưa tin, trích dẫn thông tin từ một cơ quan đăng ký đất đai, Chủ tịch Hui Ka Yan (Hứa Gia Ấn) đang sử dụng biệt thự trong thành phố làm tài sản thế chấp để đảm bảo các khoản vay ngân hàng.

Tạp chí Wall Street Journal đã đưa tin vào tuần trước, từ các nguồn ẩn danh, rằng Evergrande đã huy động được hơn 50 triệu USD từ thương vụ bán 2 chiếc máy bay tư nhân.

Câu chuyện về nợ của Evergrande là một cú shock lớn đối với tỷ phú Hui Ka Yan. Ông chủ Evergrande lớn lên trong hoàn cảnh nghèo khó ở vùng nông thôn Trung Quốc. Cha ông là một công nhân và mẹ mất khi ông chỉ là 1 đứa trẻ. Ông làm việc tại một nhà máy thép trước khi thành lập Evergrande vào năm 1996.

Vào thời điểm bùng nổ việc làm, hàng trăm triệu người trên khắp Trung Quốc thoát khỏi cảnh nghèo đói, Evergrande đã xây dựng hơn 1.000 dự án tại hàng trăm thành phố và tuyên bố tạo ra hơn 3,8 triệu việc làm mỗi năm.

Evergrande loay hoay với khoản nợ khổng lồ 1.950 tỷ NDT (tương đương 301,6 tỷ USD)

Đến năm 2017, tỷ phú Hui Ka Yan trở thành người giàu nhất châu Á, nổi tiếng với lối sống xa hoa và sở thích ăn chơi xa xỉ.

Trong khi Hui Ka Yan là một mẫu người giàu tiếng tăm của Trung Quốc, ông được biết đến như một nhà từ thiện và là thành viên của Ủy ban Chính hiệp Trung Quốc – cơ quan tư vấn cho chính phủ về chính sách. “Tất cả những gì tôi có và tất cả những gì tập đoàn Evergrande đạt được đều do Đảng, nhà nước và toàn xã hội ủng hộ”, tỷ phú Hui Ka Yan nói trong một bài phát biểu năm 2018.

Bão tố đến gần, năm 2020, Bắc Kinh bắt đầu trấn áp hoạt động vay nợ tự do trong lĩnh vực bất động sản – một vấn đề đang diễn ra ở Trung Quốc. Vào tháng 8/2020, chính phủ Trung Quốc đã công bố chính sách “ba lằn ranh đỏ” kiểm soát hoạt động vay nợ của các tập đoàn bất động sản.

* Các cơ quan quản lý đánh giá tình hình tài chính của các doanh nghiệp dựa trên 3 tiêu chí, được gọi là “3 lằn ranh đỏ”:

– Tỷ lệ nợ phải trả trên tài sản (không bao gồm các khoản trả trước) dưới 70%

– Tỷ lệ thanh toán ròng dưới 100%

– Tỷ lệ tiền mặt trên nợ ngắn hạn lớn hơn 1

Nếu các nhà phát triển không đáp ứng được một, hai hoặc cả ba lằn ranh đỏ, các cơ quan quản lý sẽ đưa ra các giới hạn về tỷ lệ năng nợ có thể.

Đây được xem là yếu tố chính dẫn đến cuộc khủng hoảng nghiêm trọng của hàng loạt tập đoàn bất động sản Trung Quốc sau thời gian tăng trưởng nóng.

Chủ tịch Trung Quốc đang viết lại các quy tắc của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với mong muốn xóa nhòa khoảng cách giàu nghèo. Một chiến dịch nghiêm ngặt quét toàn mặt trận từ công nghệ và giáo dục đến văn hóa người hâm mộ và trò chơi điện tử. Đối với mảng nhà đất gặp phải sự phản đối của dân chúng khi gần 3/4 tài sản hộ gia đình ở Trung Quốc đều chịu ảnh hưởng từ cơn địa chấn mang tên Evergrande. 

Bắc Kinh muốn lấy ví dụ Evergrande để làm gương nhưng chính phủ cũng cần ngăn chặn sự sụp đổ có thể gây nguy hiểm cho nền kinh tế vốn đang phát triển chậm lại.

Trung Quốc đang cố gắng giải quyết vấn đề, nỗ lực của chính phủ nhằm quản lý chặt chẽ hơn ngành bất động sản có thể tạo ra những rủi ro mới, ngay cả khi nó loại bỏ những rủi ro cũ.

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Zoe Nguyen (Nguồn CNN)

Exit mobile version