CEO Binance CZ sẽ không ngại phá luật và tuyên chiến đến cùng với những điều mập mờ xảy ra trong thị trường tiền điện tử.
Sàn FTX bị Cảnh sát tài chính Bahamas điều tra
Binance hiện là cái tên được chú ý nhất kể từ sau khi gián tiếp khiến đế chế FTX sụp đổ chỉ trong vài ngày.
Tại hội nghị được tổ chức ở Bali, ông chủ CZ lên tiếng mong muốn cần có những quy định rõ ràng và ổn định đối với ngành công nghiệp crypto dựa trên tốc độ phát triển và thực trạng hiện nay.
“Chúng tôi đang sống trong một ngành công nghiệp hoàn toàn mới, với những gì xảy ra trong tuần qua, mọi thứ trở nên điên loạn ở trong ngành….chúng tôi cần một vài quy định và phải thực hiện một cách đúng đắn. Chúng tôi cần điều này để ổn định thị trường”, CZ phát biểu.
Binance từ chối “thâu tóm” FTX, FTX sụp đổ với việc mất 90% giá trị, CZ cũng đã đưa ra quan điểm cá nhân trên Twitter của mình về 2 bài học sáng giá dành cho các công ty muốn phát triển trong lĩnh vực tiền điện tử.
Thứ nhất, CZ nói rằng các công ty tiền điện tử không nên sử dụng token của chính mình để làm tài sản thế chấp cho bất kỳ dự án nào, đồng thời không nên nắm giữ quá nhiều token ấy trên sàn giao dịch của mình.
Thứ 2, CZ mong muốn các công ty tiền điện tử không nên vay nợ để củng cố hoạt động kinh doanh. Thay vào đó, nên chọn duy trì một lượng tiền dự trữ lớn đề phòng rủi ro.
“Tôi nghĩ ngành công nghiệp nói chung luôn có vai trò bảo vệ người tiêu dùng và tất cả mọi người”.
Không chỉ vậy, CZ Binance tuyên bố sẽ sẵn sàng “phá luật”, sẽ lên tiếng nhiều hơn về các đối thủ cạnh tranh và không ngại “khẩu chiến” để bảo vệ sự công bằng và minh bạch.
Binance đóng vai trò gì trong thảm họa đánh sập FTX?
Ông chủ “nhà cái” chia sẻ: “Chúng tôi có chính sách rằng sẽ không công khai công kích-bình luận về các đối thủ cạnh tranh (chúng tôi vẫn hay gọi là người cùng chung chí hướng) nhưng tôi đã phá vỡ quy tắc này một vài lần trong quá khứ”.
Ngày 7/11 Binance tuyên bố “xả hàng” FTT. Hành động này có thể giải thích đơn giản rằng việc nắm giữ FTT trên bảng kế toán của Binance và việc thoái vốn sau khi nhận thấy thị trường có nhiều biến động là việc làm không lạ lẫm gì đối với các doanh nghiệp muốn cân đối lại bảng kế toán tài chính của mình.
CEO Binance Changpeng Zhao ngầm tố cáo FTX đã “chơi xấu” sau lưng Binance.
“Việc thanh lý FTT là hạn chế rủi ro, là bài học chúng tôi rút ra từ vụ việc LUNA. Chúng tôi đã từng ủng hộ họ nhưng sẽ không cố làm lành sau khi đã chia tay. Chúng tôi không có thành kiến với bất kỳ ai, nhưng chúng tôi sẽ không hỗ trợ những người “đi sau” chơi xấu lại đối tác của mình sau lưng của họ”.
Có quá nhiều tin đồn liên quan đến FTX và những hành động “mập mờ” của ông lớn SBF trong thị trường tiền điện tử.
Giám đốc điều hành FTX Sam Bankman-Fried sở hữu cổ phần của cả Voyager cùng 2 công ty “chị em” Alameda Ventures Ltd và Alameda Research Ventures LLC.( một nhà tạo lập thị trường do SBF sở hữu có rất nhiều FTT token).
Theo hồ sơ phá sản của Voyager Digital Holdings, Alameda Research Ltd đang nợ Voyager 377 triệu USD, trong khi đó Alameda Ventures Ltd lại là chủ nợ của Voyager.
Alameda Research Ltd hoàn toàn có thể trả khoản nợ trên cho Voyager nhưng liệu điều đó có ảnh hưởng gì đến hợp đồng vay nợ giữa Voyager và Alameda Ventures Ltd hay không.
Tỷ phú CZ cũng cảm thấy chán nản khi nhìn vào mối quan hệ quá phức tạp, nhập nhằng của các công ty này.
Gần đây nhất, các giám đốc điều hành của Binance phát hiện ra chênh lệch giữa nợ phải trả và tài sản của FTX có thể lên tới hơn 6 tỷ USD.
Đúng như dự đoán, cú sập của FTX đã phơi bày sự thật của các quỹ đầu tư này. Nếu không có phương án xử lý triệt để, FTX và hệ sinh thái của nó sẽ chỉ còn giá trị 1 USD.
Trader_Z
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.