Trước lệnh cấm vận dầu của EU, OPEC+ có tăng sản xuất dầu?

Sự kiện lớn đầu tiên sẽ quyết định số phận của thị trường dầu thô sắp diễn ra. Trong phiên họp tối nay, OPEC+ sẽ tổ chức một cuộc họp trực tuyến để xác định sản lượng khai thác dầu trước thềm lệnh cấm dầu Nga có hiệu lực.

Chiều tối nay, 13 thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và 10 quốc gia sản xuất dầu khác, trong đó có Nga, sẽ họp đánh giá lại chính sách hồi tháng 10 – cắt giảm sản xuất 2 triệu thùng một ngày. Các nhà phân tích dự kiến OPEC+ sẽ duy trì mục tiêu sản xuất không thay đổi. Các nhà sản xuất dầu dự kiến ​​sẽ họp tại trụ sở của OPEC + vào Chủ nhật, nhưng sau đó OPEC+ đã thay đổi hướng đi và chuyển sang một cuộc họp trực tuyến , một động thái mà nhiều người ngầm hiểu OPEC+ không có kế hoạch cho một sự thay đổi lớn.

Tuy nhiên, vẫn có khả năng OPEC+ sẽ quyết định cắt giảm sản lượng một chút, khi nguồn cung đủ thì việc cắt giảm sản lượng là không thể tránh khỏi.

Quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC+ vào tháng 10 đã khiến Nhà Trắng và các đảng viên Đảng Dân chủ trong quốc hội tức giận, quyết định này là một thách thức chính trị đối với Tổng thống Joe Biden trước kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ.

Trước đó, trong nhiều ngày, các quan chức chính sách năng lượng, kinh tế và đối ngoại cấp cao của Tổng thống Biden đã tranh thủ vận động những quốc gia đồng minh ở Trung Đông, bao gồm Kuwait, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), để bỏ phiếu chống cắt giảm sản lượng dầu.

Tuy nhiên, quyết định hạn chế sản lượng dầu của OPEC là một tín hiệu cho thấy ảnh hưởng của Tổng thống Biden đối với các đồng minh vùng Vịnh đã giảm đi rất nhiều so với những gì ông mong đợi.

Trong khi đó, phương Tây đang xúc tiến kế hoạch áp trần giá đối với dầu thô và khí đốt của Nga, nguồn cung trên thị trường thậm chí còn trở nên khó đoán hơn. Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển (G7) và Australia ngày 2/12 tuyên bố đã nhất trí mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu thô Nga vận chuyển bằng đường biển, sau khi các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) vượt qua được sự phản đối của Ba Lan và đạt một thoả thuận chính trị về vấn đề này.

Mặc dù các chuyên gia ngày càng khó dự đoán chính xác diễn biến của giá dầu vào đầu năm 2023, gần như chắc chắn rằng thị trường vẫn sẽ bị siết chặt ở đầu cung, ngay cả khi dầu của Nga tiếp tục được chuyển đến tay người tiêu dùng.

Exit mobile version