Osmosis là gì? Hãy cùng Vimoney tìm hiểu chi tiết hơn về đặc điểm nổi bật của Osmosis và các thông tin về tokenomics của OSMO trong bài viết dưới đây.
Dự án Osmosis là gì?
Osmosis là một giao thức tạo thị trường tự động (AMM), Osmosis xây dựng trên blockchain chính nó – sử dụng công nghệ của Cosmos SDK và IBC. Ban đầu ý tưởng là xây dựng AMM trên Cosmos Hub (ATOM) nhưng đội ngũ dự án này đã nhận thấy sự không phù hợp và tự phát triển riêng AMM trên SDK của mình.
Osmosis là một trong những AMM DEX dựa trên Cosmos đầu tiên. TVL của Osmosis tăng 100% kể từ đầu năm 2022, bên cạnh đó Cosmos nằm trong top 20 thị trường tiền điện tử nên tiềm năng tăng trưởng của Osmosis trong tương lai là rất lớn. Osmosis được lấy cảm hứng từ Uniswap , Balancer và Curve Finance, vì vậy nó có những ưu điểm của cả ba AMM trên. Mục tiêu của Osmosis là cung cấp các công cụ tốt nhất để mở rộng việc sử dụng AMM trong hệ sinh thái Cosmos trường hợp truyền thống khác.
Điểm nổi bật của Osmosis
Điểm đặc biệt nhất của Osmosis chính là tính linh hoạt. Hiện tại các AMM như Uniswap rất phổ biến, nhưng khi người dùng có nhu cầu cho stablecoin Asset thì họ phải sử dụng Curve Finance. Khi họ muốn giảm rủi ro Impermanent Loss thì lại phải sử dụng Balancer.
Chính vì thế, Osmosis đã ra đời nhằm giải quyết những vấn đề trên. Một số chức năng có thể điều chỉnh thông qua Governance của Osmosis:
- Thay đổi phí: Phí giao dịch, phí rút Liquidity.
- Thực tế có thể quản lý Pool (người tạo pool hoặc cộng đồng).
- Thêm hoặc loại bỏ các tài sản được hỗ trợ trong AMM.
- Tạo Pool với đường cong Swap khác nhau (tương tự Curve Finance) => Phù hợp với Stable Asset.
- Tạo Pool với tỷ lệ giá trị các token trong Pool khác nhau (tương tự Balancer) => Giảm rủi ro Impermanent Loss.
Như vậy, Osmosis sẽ kết hợp được cả sức mạnh của Uniswap, Balancer và Curve khi có thể tùy chỉnh linh hoạt các chức năng trong Pool của họ. Điều này giúp Osmosis dễ dàng mở rộng mà không cần phải di chuyển thanh khoản như Uniswap v2 sang Uniswap v3.
Chức năng nổi bật của Osmosis
- Cho phép hoán đổi và cung cấp thanh khoản: AMM của Osmosis cho phép chuyển đổi giữa các tài sản và phần cung cấp thanh khoản ở Pool cung cấp thanh khoản cho các cặp giao dịch.
- Nạp rút token liên chuỗi: Osmosis tích hợp thêm ICB. Điều này cho phép người dùng nạp token từ các blockchain. ICB tương tự như các cầu nối xuyên chuỗi (cross-chain) mà chúng ta thường thấy giữa Ethereum và Binance Smart Chain. Nhưng giao thức này chỉ hỗ trợ các blockchain sử dụng dụng SDK của Cosmos.
- Stake token trên ví keplr Wallet: Keplr Wallet là một ví interchain dành cho hệ sinh thái Cosmos, cho phép người dùng tham gia staking token OSMO và bỏ phiếu (Vote) các hoạt động quản trị của nền tảng.
Một số thông tin cơ bản về token OSMO
- Token Name: Osmosis
- Ticker: OSMO
- Blockchain: Osmosis
- Token Type: Utility & Governance
- Total Supply: 1.000.000.000 OSMO
- Circulating Supply: 282.464.369 OSMO
Token Use Case
OSMO là token quản trị cho phép chủ sở hữu quyết định về định hướng chiến lược của giao thức Osmosis và các sửa đổi trong tương lai. Osmo dự kiến sẽ được sử dụng chủ yếu cho các mục đích sau (ban quản trị có thể quyết định thêm hoặc bớt):
- Staking: Ở cấp độ đồng thuận, OSMO là token staking được người xác thực và người ủy quyền sử dụng để xác minh các giao dịch và tạo ra các khối mới. Những người đóng góp này nhận được phần thưởng cho đóng góp của họ.
- Quản trị: Chủ sở hữu token OSMO có thể tham gia vào quản trị trên chuỗi bằng cách tạo và bỏ phiếu cho các đề xuất quản trị.
Lịch trình phát hành token
Trong năm đầu tiên, sẽ có tổng cộng 300 triệu token được phát hành. Sau 365 ngày, con số này sẽ bị cắt giảm một phần ba và do đó sẽ có tổng cộng 200 triệu token được phát hành trong năm 2. Trong năm 3, sẽ có tổng cộng 133 triệu token được phát hành. Quá trình này sẽ tiếp tục cho đến khi OSMO đạt được nguồn cung cấp tối đa là một tỷ.