Pakistan có thể thu được 90 triệu USD hàng năm nếu áp thuế 15% đối với các giao dịch tiền điện tử

Pakistan có thể thu được 90 triệu USD hàng năm nếu áp thuế 15% đối với các giao dịch tiền điện tử

Giám đốc một sàn giao dịch tiền điện tử tại Pakistan cho biết, doanh thu thuế của quốc gia này có thể thu được tối thiểu 90 triệu USD nếu áp dụng mức thuế 15% đối với các giao dịch tiền điện tử tại quốc gia này.

Doanh thu thuế tại Pakistan có thể tăng lên 90 triệu USD nếu áp dụng thuế 15% cho các giao dịch tiền điện tử

Zeeshan Ahmed, Tổng giám đốc và Giám đốc điều hành của Rain Financial Inc cho biết việc đánh thuế 15% hoàn toàn có thể xảy ra vì các nhà chức trách Pakistan đang muốn áp dụng một số “quy định cứng và triển khai nhanh”.

Ahmed cũng cho biết các nước láng giềng như Ấn Độ hay Mỹ cũng đã thu được hàng tỷ đô la tiền thuế sau khi áp dụng đối với loại tài sản kỹ thuật số này. Được biết, Mỹ và Ấn Độ đang áp dụng mức thuế 30% đối với các lợi nhuận thu được từ giao dịch tiền điện tử.

Vai trò của tiền điện tử trong nền kinh tế Pakistan

Cùng quan điểm với Ahmed, Aatiqa Lateef – Giám đốc chính sách công của Rain Financial Inc cũng cho rằng công ty của mình đang góp phần làm thay đổi nhận thức của các nhà quản lý về lĩnh vực tiền điện tử.

“Chúng tôi vẫn liên hệ thường xuyên với các cơ quan quản lý bao gồm SBP, PTA, FBR và luôn luôn sẵn sàng hỗ trợ khi họ cần.”

Lateef cho biết thêm rằng chính phủ Pakistan đã thành lập các ủy ban để thảo luận về các kịch bản quy định khác nhau. Các ủy ban cũng dự kiến sẽ đề xuất các lựa chọn chính sách có sẵn.

Mặc dù vậy, đại diện sàn giao dịch dự đoán sẽ phải mất 12-18 tháng trước khi chính phủ Pakistan có thể đưa ra quyết định chính thức do sự thiếu hụt về năng lực quản lý cũng như lực lượng cảnh sát trong ngành công nghiệp tiền điện tử vẫn còn hạn chế.

Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của các công ty tiền điện tử như Rain Financial Inc, hy vọng hệ thống pháp lý và các nhà chức trách có thể vượt qua những thách thức để sớm xây dựng được hệ thống quy định phù hợp và hiệu quả.

Nguồn: Cointelegraph

Exit mobile version