Phân tích kỹ thuật ngày 25/03/2022: Rủi ro điều chỉnh vẫn còn

Phân tích kỹ thuật 25/03/2022: VN-Index điều chỉnh nhẹ cùng với khối lượng giao dịch sụt giảm và nằm dưới mức trung bình 20 ngày gần nhất. Điều này cho thấy nhà đầu tư bắt đầu thận trọng trước các biến động khó lường của thị trường khi chỉ số test lại kháng cự mạnh.

I. Diễn biến thị trường chứng khoán ngày 24/03/2022

ViMoney: Phân tích kỹ thuật ngày 25/03/2022: Rủi ro điều chỉnh vẫn còn h1

– Các chỉ số thị trường giao dịch trái chiều nhau trong phiên ngày 23/03/2022. Cụ thể, chỉ số VN-Index giảm 4.08 điểm (-0.27%), xuống mức 1,498 điểm; trong khi đó HNX-Index lại tăng nhẹ 0.7 điểm (+0.15%), kết phiên ở mức 462.8 điểm.

– Khối lượng khớp lệnh trên HOSE đạt gần 754 triệu đơn vị, giảm nhẹ 4.43% so với phiên giao dịch trước. Khối lượng khớp lệnh trên HNX giảm 5.29%, đạt hơn 116 triệu đơn vị.

– Khối ngoại bán ròng trên sàn HOSE với giá trị hơn 116 tỷ đồng, bán ròng trên sàn HNX với giá trị hơn 16 tỷ đồng.

– Tâm lý nhà đầu tư khá thận trọng khi mở cửa phiên giao dịch 24/03/2022. VN-Index liên tục giằng co quanh mức tham chiếu trong nửa đầu phiên sáng mới sắc đỏ bảo phủ trên nhiều nhóm ngành như: Ngân hàng, bất động sản, xây dựng, chứng khoán…. Sau giai đoạn giằng co, VN-Index bắt đầu giảm và có lúc chỉ số mất đi hơn 7 điểm. Tuy nhiên, lực mua xuất hiện đã giúp thị trường có sự hồi phục trước khi bước vào giờ nghỉ trưa. Sang phiên chiều, chỉ số nhanh chóng lấy lại sắc xanh nhưng đà tăng này không thể giữ được lâu. VN-Index quay đầu giảm xuống dưới mức tham chiếu trong phần còn lại của phiên giao dịch. Kết phiên, VN-Index giảm nhẹ 4.08 điểm, xuống còn 1,498.26 điểm.

– Tương tự thị trường chung, VN30-Index cũng kết phiên trong sắc đỏ khi giảm 8.15 điểm (-0.54%). Bên bán chiếm ưu thế lớn trong rổ VN30 với 21 mã tăng, 7 mã giảm và 2 mã đứng giá. VHM, VCB, GVR và NVL là những mã giảm giá mạnh nhất rổ với mức giảm từ 1%-2%. Ở chiều ngược lại, PDR dẫn đầu sắc xanh khi bật tăng 4%, theo sau là VJC, PNJ và HDB.

– Về mức độ ảnh hưởng, VHM và VCB và hai cổ phiếu có tác động tiêu cực nhất đến VN-Index khi lấy đi hơn 3 điểm của chỉ số này. Theo sau là các mã GVR, NVL và HPG. Trong khi đó, PDR, VGC, REE và VJC là những mã có tác động tích cực nhất.

– Nhóm cổ phiếu xây dựng giao dịch tương đối tích cực. Nổi bật trong đó là REE và BCG, hai cổ phiếu này bật tăng mạnh mẽ và kết phiên trong sắc tím. Sắc xanh còn hiện diện ở nhiều cổ phiếu khác trong nhóm như PC1 tiến 3.36%, HBC và HTN tăng trung bình gần 3%, CTD tăng gần 2%…

– Trong ngành vận tải – kho bãi, nhiều cổ phiếu cảng biển đang có cho mình mức tăng rất tốt. Trong đó, TMS có phiên tăng trần thứ 3 liên tiếp, GMD leo dốc 4.1%, HAH tăng mạnh 3.9%, VOS, SGP, PHP và VSC hiện sắc xanh.

– Trong khi đó, ngành chứng khoán lại ghi nhận phiên giao dịch khá ảm đạm. Những ông lớn như SSI, VCI, HCM, SHS, MBS và VND đồng loạt giảm từ 1%-2%.

– VN-Index điều chỉnh nhẹ cùng với khối lượng giao dịch sụt giảm và nằm dưới mức trung bình 20 ngày gần nhất. Điều này cho thấy nhà đầu tư bắt đầu thận trọng trước các biến động khó lường của thị trường khi chỉ số test lại kháng cự mạnh.

II. Phân tích kỹ thuật ngày 25/3/2022

Phân tích Xu hướng và Dao động giá

VN-Index – Khối lượng tiếp tục giảm

Trong phiên giao dịch ngày 24/03/2022, VN-Index tiếp tục giảm điểm sau khi test đỉnh cũ tháng 01/2022 (tương đương vùng 1,510-1,535 điểm). Mẫu hình Three Black Crows nguy hiểm có nguy cơ xuất hiện khá cao vào cuối tuần.

Khối lượng giao dịch sụt giảm so với phiên trước đó và nằm dưới mức trung bình 20 ngày chứng tỏ nhà đầu tư đang thận trọng trở lại.

Hỗ trợ trong thời gian tới nếu VN-Index giảm mạnh sẽ là trendline ngắn hạn (tương đương vùng 1,445-1,455 điểm).

HNX-Index – Vùng 440-450 điểm sẽ là hỗ trợ mạnh

Trong phiên giao dịch sáng ngày 24/03/2022, HNX-Index rung lắc mạnh và xuất hiện mẫu hình Hammer.

Vùng 440-450 điểm (tương đương ngưỡng Fibonacci Retracement 23.6%) sẽ là hỗ trợ mạnh trong ngắn hạn nếu quá trình điều chỉnh tiếp tục.

Nếu chỉ báo Stochastic Oscillator đảo chiều và cho tín hiệu bán trong các phiên tới thì phân kỳ giá xuống sẽ xuất hiện trong vùng overbought. Khi đó, rủi ro điều chỉnh sẽ tăng lên rất cao.

Phân tích Dòng tiền

Biến động của dòng tiền thông minh: Chỉ báo Negative Volume Index của VN-Index duy trì trên đường EMA 20 ngày. Nếu trạng thái này tiếp tục trong phiên tới thì rủi ro sụt giảm bất ngờ (thrust down) sẽ được giảm thiểu.

Biến động của dòng tiền từ khối ngoại: Khối ngoại bán ròng trong phiên giao dịch ngày 24/03/2022. Nếu nhà đầu tư nước ngoài duy trì hành động này trong những phiên tới thì tình hình sẽ khá bi quan.

Exit mobile version