Phạt đến 60 triệu khi pha chế xăng dầu chưa được cấp phép

Phạt đến 60 triệu khi pha chế xăng dầu chưa được cấp phép

Hành vi pha chế xăng dầu khi chưa được cấp giấy chứng nhận sẽ bị phạt đến 60 triệu đồng, theo quy định tại Nghị định 126/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Nghị định 126/2021/NĐ-CP được Chính phủ ban hành đã sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử. Từ ngày 1/1/2022, Nghị định 126/2021/NĐ-CP sẽ có hiệu lực.

Một số quy định mới liên quan đến pha chế xăng dầu

Hình minh họa.

Nghị định 126/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 1/11/2017 của Chính phủ, quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Cụ thể, Điều 29 đã được sửa đổi. Theo đó, một trong số các hành vi dưới đây bị phạt tiền từ 40 – 60 triệu đồng:

Nghị định 126/2021/NĐ-CP bổ sung Điều 29a vào sau Điều 29, về vi phạm quy định trong sản xuất, pha chế khí. Cụ thể, 2 hành vi sau sẽ bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng:

Phạt 40 – 60 triệu đồng đối với các hành vi:

Điều kiện để được kinh doanh pha chế xăng dầu

Chỉ thương nhân đầu mối mới được phép pha chế xăng dầu. Hoạt động pha chế xăng dầu thực hiện ở nơi sản xuất hoặc xưởng pha chế hay kho xăng dầu để phục vụ cho nhu cầu xăng dầu nội địa của thương nhân đầu mối. Kho ngoại quan xăng dầu dành cho các thương nhân thuộc thành phần kinh tế khác pha chế xăng dầu.

Để thực hiện việc pha chế xăng dầu, thương nhân đầu mối bắt buộc phải đăng ký cơ sở để pha chế. Trong đó, thương nhân đầu mối là chủ sở hữu xăng dầu trên toàn hệ thống phân phối xăng dầu của mình, bao gồm: Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu; thương nhân sản xuất xăng dầu.

Cát Anh (T/h)

Exit mobile version