Nghịch lý nhận hơn 1 tỷ đồng/năm vẫn xin nghỉ việc vì “lương thấp”

Lương phi công Việt Nam thấp hơn 59% so với phi công quốc tế cùng hãng bay

Lương bình quân chỉ bằng 59% so với mức lương cùng vị trí với đồng nghiệp khác quốc tịch, nhiều “lao động” nhận khoản tiền 1 tỷ 2 vẫn viết đơn xin nghỉ việc.

Chân dung chủ tịch nhảy dưới mưa mang về lãi ròng chục nghìn tỷ

Lương phi công Việt Nam thấp hơn 59% so với phi công quốc tế cùng hãng bay

Nghe có vẻ vô lý nhưng lại là nỗi trăn trở lớn nhất của hãng hàng không “anh cả” Vietnam Airlines. 

Trước mắt, nói về hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính quý I/2023 của Vietnam Airlines khá khả quan khi đã giảm 99% lỗ so với cùng kỳ năm ngoái. 

Cụ thể, Vietnam Airlines ghi nhận doanh thu thuần gần 23.500 tỷ đồng, con số này gấp đôi cùng kỳ năm ngoái (11.620 tỷ đồng). Nhờ nguồn thu tăng mạnh, Vietnam Airlines ghi nhận mức lãi gộp đạt hơn 1.959 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ gần 1.595 tỷ đồng); lợi nhuận khác lỗ gần 38 tỷ (cùng kỳ lãi hơn 121 tỷ đồng) và lợi nhuận trước thuế đạt hơn 19 tỷ.

Sau khi khấu trừ thuế, Vietnam Airlines ghi nhận khoản lỗ 37,33 tỷ đồng, giảm 99% so với cùng kỳ (-2.686 tỷ đồng), trong đó lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ lỗ hơn 137 tỷ đồng, giảm 94% so với cùng kỳ (-2.443 tỷ đồng).

Đây là một thành tích khởi sắc của hãng bay quốc gia sau chuỗi thời gian “trầm cảm” vì thua lỗ triền miên kể cả khi được chính phủ hỗ trợ các gói viện trợ lớn. 

Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn về lao động, giai đoạn từ năm 2018 tới 2022, hãng bay quốc gia đã chấm dứt hợp đồng lao động với 154 phi công. Đến hết ngày 31/3/2023, 8 “tài xế” Việt Nam đã xin chấm dứt hợp đồng lao động với Vietnam Airlines.

Lý do chênh lệch tiền lương. 

Trung bình, mức lương của phi công hãng bay dân dụng tương đối cao so với mặt bằng chung. Tuy nhiên, nếu so với các đồng nghiệp nước ngoài, lương của phi công Việt Nam thấp hơn 1 nửa. 

Riêng đối với phi công Việt Nam, trước khi thực hiện thí điểm tiền lương theo Nghị định số 20/2020/NĐ-CP thì tiền lương của lực lượng lao động này thấp hơn nhiều so với phi công nước ngoài cùng làm việc cho VNA. Cùng trong môi trường VNA, tiền lương bình quân của phi công Việt Nam năm 2018 là 124 triệu đồng/người/tháng bằng 50% tiền lương của phi công nước ngoài (249,69 triệu đồng/người/tháng).

Năm 2019, lương phi công Việt Nam là 135,4 triệu đồng/người/tháng bằng 48% tiền lương của phi công nước ngoài (281,68 triệu đồng/người/tháng). 

Mới đây, ông Đặng Ngọc Hòa – Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đã có văn bản góp ý gửi Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc lấy ý kiến dự thảo Tờ trình và Nghị định bổ sung Nghị định số 87/2021/NĐ-CP.

Hiện tại, mức tiền lương bình quân của phi công Việt Nam là 85 triệu đồng/tháng/người, thấp hơn 59% so với đồng nghiệp nước ngoài hiện đang nhận mức lương 145 triệu/tháng/người.

Theo giải thích của lãnh đạo Vietnam Airlines, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Vietnam Airlines không thỏa mãn điều kiện về lợi nhuận để được tính bổ sung phần chênh lệch tiền lương của phi công Việt Nam và phi công nước ngoài. Vì vậy, đã có sự chênh lệch khá lớn về mức tiền lương giữa hai nhóm phi công này của Vietnam Airlines (cùng chức danh, đội bay, thực hiện cùng nhiệm vụ) và với phi công của các hãng hàng không trong nước.

Bởi vậy, để ngăn chặn tình trạng “chảy máu phi công”, việc xây dựng cơ chế bù chênh lệch lương giữa phi công Việt Nam và nước ngoài bay cho Vietnam Airlines là cấp thiết.

ViMoney tổng hợp

Trader_Z

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin tham khảo và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Exit mobile version