Liên Hợp Quốc: Chi phí vận chuyển tăng cao sẽ khiến giá một số sản phẩm tiêu dùng tăng 10%

Liên Hợp Quốc: Chi phí vận chuyển tăng cao sẽ khiến giá một số sản phẩm tiêu dùng tăng 10%

Liên Hợp Quốc: Chi phí vận chuyển tăng cao sẽ khiến giá một số sản phẩm tiêu dùng tăng 10%

Theo báo cáo từ Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), tỷ lệ vận chuyển container tăng mạnh trên toàn cầu có thể khiến giá tiêu dùng tăng hơn 1,5% trong năm tới.

Chi phí vận chuyển tăng vọt

Tỷ lệ cho một container vận chuyển đơn lẻ đã tăng vọt trong 18 tháng qua, do đại dịch Covid-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng và kênh thương mại. Các tuyến đường đã chứng kiến sự tăng ​​giá gấp bảy lần, thậm chí là nhiều hơn.

Báo cáo của Liên Hợp Quốc vào ngày 18 tháng 11 cho biết:

“Phân tích của UNCTAD cho thấy, mức tăng giá vận tải container hiện nay, nếu được duy trì có thể làm tăng mức giá nhập khẩu toàn cầu lên 11% và mức giá tiêu dùng lên 1,5% từ nay đến năm 2023”.

Báo cáo cũng chỉ rõ, tính theo quốc gia, Mỹ sẽ chứng kiến ​​giá tiêu dùng tăng 1,2%, trong khi Trung Quốc sẽ tăng 1,4%. Phân tích cho thấy rằng, các nước nhỏ phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu sẽ thấy giá tiêu dùng cao hơn mức tăng 7,5%.

UNCTAD chia sẻ, xét theo sản phẩm, đồ điện tử, đồ nội thất và quần áo sẽ là những lĩnh vực có mức tăng giá lớn nhất – tối thiểu 10% trên toàn cầu – do hoạt động phân phối theo chuỗi cung ứng, lưu ý rằng, container chiếm 17% tổng khối lượng thương mại đường biển.

Một số công ty đã lựa chọn gửi các sản phẩm nhỏ hơn bằng đường hàng không, do chi phí vận chuyển hàng hóa tăng cao, mặc dù vận chuyển hàng không có xu hướng đắt hơn.

Chi phí vận chuyển container tăng cao, khiến một số công ty lựa chọn gửi hàng bằng đường hàng không

Phân tích cũng cho biết, chi phí vận chuyển container tăng cao cũng sẽ kéo tăng trưởng xuống ở các nền kinh tế lớn.

Theo báo cáo, sản xuất công nghiệp, động lực chính của tăng trưởng, sẽ giảm hơn 1% ở Mỹ và khu vực đồng euro, đồng thời giảm 0,2% ở Trung Quốc, nếu giá cước vận tải container tăng 10% và chuỗi cung ứng vẫn bị gián đoạn.

Nỗi lo gián đoạn chuỗi cung ứng dịp cuối năm

Trước đó vào tháng 10 tại Mỹ, theo dữ liệu từ CBS News, số lượng container chưa tìm được chỗ dỡ hàng, mắc kẹt phía ngoài nhiều cảng biển, từ New York đến Los Angeles, đạt con số kỷ lục là 250.000 container.

Trước thềm mùa mua sắm, có đến 250.000 container chưa thể tháo dỡ và mắc kẹt phía ngoài cảng biển tại Mỹ

Điều này làm dấy lên lo ngại về nguy cơ kéo dài thời gian vận chuyển, đồng thời bào mòn biên lợi nhuận cho các nhà nhập khẩu tại Mỹ, cũng như làm tăng giá hàng hóa đối với người tiêu dùng.

Đặc biệt, trước thềm của kỳ nghỉ lễ lớn trong năm, việc gián đoạn chuỗi cung ứng sẽ khiến các doanh nghiệp đứng trước nguy cơ thiếu hàng hóa phục vụ người tiêu dùng trong mùa mua sắm.

Tính đến cuối tháng 10, hơn 600 tàu container đã bị mắc kẹt bên ngoài các cảng trên toàn thế giới, gấp đôi so với mức hồi đầu năm, gã khổng lồ hậu cần Thụy Sĩ Kuehne + Nagel nói với “ Squawk Box Asia ” của CNBC, công ty dự kiến ​​vào cuối tháng 10 rằng, tình trạng tắc nghẽn sẽ kéo dài cho đến ít nhất là tháng 2 năm sau.

Exit mobile version