Phụ nữ Afghanistan trong cơn sóng ngầm Bitcoin

Phụ nữ Afghanistan trong cơn sóng ngầm Bitcoin

Phụ nữ và trẻ em gái tại Afghanistan rất khó tiếp cận với hệ thống ngân hàng, nhưng Bitcoin thì khác.

Sự kiện phe Taliban tiến vào thủ đô Kabul buộc chính phủ thoái lui, quay lại nắm quyền sau 20 năm gây tâm lý lo sợ trả thù. Hàng nghìn người đã tập trung đến sân bay Kabul để tìm cách trốn ra nước ngoài.

Nền kinh tế của Afghanistan đang gặp khủng hoảng trầm trọng, các ngân hàng rơi vào tình trạng cạn kiệt nguồn tiền mặt trong khi gói tiền gần 10 tỷ USD dự trữ của Ngân hàng Trung ương Afghanistan đang được cất ở New York, Mỹ bị phong tỏa không cho đến tay Taliban.

Khủng hoảng khiến đồng nội tệ afghani thấp kỷ lục trong khi giá cả hàng hóa tăng cao, nhiều ngân hàng trên toàn quốc đã đóng cửa, khiến cho việc rút tiền trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Người dân, đặc biệt là phụ nữ và các bé gái đang trông cậy vào Bitcoin để vượt qua tình cảnh hỗn loạn. Họ không có tài khoản ngân hàng vì không được phép, họ không có quyền được lựa chọn chỉ vì họ là phụ nữ.  

Phụ nữ ở Afghanistan dựa vào Bitcoin để có thể cải thiện cuộc sống.

Mahboob – người sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Digital Citizen Fund đã trao “chìa khóa” cho những người phụ nữ ở Afghanistan, giúp họ sử dụng máy tính cơ bản để họ có thể viết blog, làm video và được trả tiền. Và thời đại của Bitcoin đã mang lại ánh sáng cho phụ nữ và các bé gái ở quốc gia này.

Bitcoin được coi là 1 loại tài sản đầu tư tích lũy cho tương lai. Khoảng 1/3 trong số gần 16.000 trẻ em gái và phụ nữ Afghanistan học máy tính cơ bản ở Digital Citizen Fund đều được học cách lập ví điện tử và nhận tiền.

Họ hoàn toàn có thể giao dịch, đầu tư vào Bitcoin và Ethereum. Ví điện tử đã giúp những người thoát khỏi Afghanistan có tương lai mới khi định cư tại nước ngoài.

Hơn nữa mô hình mạng lưới giao dịch ngang hàng P2P rất phù hợp và thuận lợi. Riêng về khối lượng giao dịch trao đổi P2P (trực tiếp giữa người dùng với nhau), Afghanistan tăng lên vị trí thứ 7.

Giá Bitcoin đạt kỷ lục vào tối 20/10, hiện đang giao dịch quanh ngưỡng 64.000 – 66.000 USD/BTC, nó đã trở thành kênh tài chính được sử dụng với những cá nhân ít có cơ hội tiếp xúc với ngân hàng, hoặc ở các khu vực có xung đột chính trị, lạm phát,…

Đồng tiền điện tử sẽ thâm nhập vào những nơi bất ổn, nghèo đói để thúc đẩy nhu cầu sử dụng và gia tăng giá trị, thậm chí nhiều quốc gia đã sử dụng Bitcoin như một phương tiện thanh toán phổ thông.

Khác với các loại tiền tệ khác, hệ thống tiền tệ Bitcoin vận hành dựa trên mạng ngang hàng thuộc Internet mà không cần sự quản lý của ngân hàng trung ương. Chính điều này khiến chính phủ của nhiều quốc gia trên thế giới vẫn xem xét loại tài sản kỹ thuật số một cách thận trọng và dè dặt bởi nó có tính thao túng giá cả bất ổn.

 Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Zoe Nguyen (Tổng hợp)

Exit mobile version