“Chiến hạm Nga” sẽ trụ vững được bao lâu khi phương Tây đặt trần giá dầu?

G7 đặt trần giá dầu đối với Nga

Nhằm ngăn chặn Nga hưởng lợi, phương Tây lên kế hoạch giới hạn giá dầu.

G7 đặt trần giá dầu đối với Nga

Các nhà lãnh đạo đến từ các quốc gia phát triển kinh tế hàng đầu đang cân nhắc việc giới hạn giá dầu của Nga nhằm làm tê liệt cánh tay thu tiền của đất nước này. Năng lượng được coi là trụ cột tài chính của điện Kremlin. Có một thực tế phải thừa nhận rằng, dù Nga đang hứng chịu lệnh trừng phạt khắc nghiệt nhất từ trước đến nay nhưng Nga cũng đang hưởng lợi rất nhiều từ việc giá xăng dầu tăng phi mã.

Thông tin trên được đưa ra thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh G7. Hiện, nguồn thu dầu mỏ của Nga đang khá ổn định, kể từ khi xung đột với Ukraine nổ ra, Nga đã thu về tay 450 triệu USD/ngày chỉ riêng châu Âu.

Nếu ý tưởng này được chấp thuận, giới hạn giá là một trong số các phương pháp có thể gia tăng sức ép kinh tế đối với Nga mà không khiến giá dầu toàn cầu tiếp tục tăng vọt. Chi phí xăng và dầu giảm dần sẽ có lợi cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp sản xuất.

Tuy nhiên, để thực hiện được điều đó cần sự đồng thuận của các quốc gia đến từ châu Á, trong đó có Ấn Độ.

Đồng tình với phương Tây, EU đã cắt giảm 90% lượng dầu nhập khẩu từ Nga bằng đường biển, nhưng tạm thời cho phép nhập khẩu bằng đường ống. Họ cần nhiều hơn thời gian để có thể cân bằng và tìm kiếm nguồn nhiên liệu mới.

Để đối phó tạm thời khi các van khí đốt khóa chốt, nhiều quốc gia EU đã phải tạm hoãn kế hoạch dỡ bỏ các hạn chế đối với sản xuất nhiệt điện than.

Bởi hơn ai hết, các quốc gia EU cần rất nhiều năng lượng khi mùa đông kéo tới.

Nhiều quốc gia EU lên kịch bản đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế đồng thời phát cảnh báo cũng có thể phải phân chia hạn chế nguồn cung.

Các chính phủ đang phải đối mặt với những lời kêu gọi hành động thậm chí cứng rắn hơn, chẳng hạn như chấm dứt ngay lập tức các lô hàng dầu và khí đốt tự nhiên của Nga, một động thái mà nhiều nhà kinh tế cho rằng sẽ kích hoạt suy thoái ở châu Âu.

Lãnh đạo của các quốc gia liên minh G7

Thị trường sẽ dành nhiều sự chú ý cho cuộc họp của OPEC và OPEC+ để xem xét tình hình và tăng sản lượng dầu.

Theo giới quan sát, nhóm OPEC+ nhiều khả năng duy trì mức tăng sản lượng hàng tháng trong giai đoạn tháng 7 và tháng 8 như đã lên kế hoạch trước đó.

Nga có chịu thiệt?

Ngân hàng trung ương Nga đang cố gắng giữ cho đồng ruble ổn định bất chấp các lệnh trừng phạt, nguồn thu từ dầu mỏ là một trong những yếu tố khiến đồng ruble vẫn tăng trưởng mạnh mẽ.

Chuyên gia năng lượng Simone Tagliapietra đến từ Bruegel ở Brussels, cho biết: “Với mức giá hiện tại, điện Kremlin đang được hưởng lợi nhuận khổng lồ. Nếu G7 áp đặt giá trần đối với giá dầu, đây là sẽ thông tin bất lợi đối với Tổng thống Putin”.

Đối tác chiến lược của Nga đến thời điểm hiện tại đến từ châu Á – thay vì EU và phương Tây. Với mức chiết khấu giá lên tới 30%, các quốc gia nhập khẩu dầu từ châu Á đang được hưởng lợi.

Bên cạnh đó, các nhà giao dịch năng lượng đang tập trung theo dõi tiến trình đàm phán nhằm hồi sinh Thỏa thuận hạt nhân Iran và hy vọng về đà phục hồi xuất khẩu dầu của nước Cộng hòa Hồi giáo này.

Exit mobile version