Nếu thương vụ thành công 100% thì PNJ có thể thu về khoảng 1,434 tỷ đồng chiếu theo giá thị trường 95.600/cp của cổ phiếu này.
***MSB: Bán xong công ty con AMC và nghị quyết bán 100% FCCOM được thông qua.***
PNJ: Thông qua kế hoạch chào bán cổ phiếu riêng lẻ
Mới đây, CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (mã PNJ) vừa thông qua việc điều chỉnh phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ đã được ĐHĐCĐ thông qua tại Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 vào hồi tháng 4/2021.
Theo đó, PNJ dự kiến chào bán 15 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương 6,6% tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Phía PNJ chưa tiết lộ giá bán cụ thể, nhưng cho biết sẽ đảm bảo giá phát hành không thấp hơn bình quân giá đóng cửa 30 ngày giao dịch gần nhất trước thời điểm phát hành.
Theo Vàng bạc đá quý Phú Nhuận , mục đích việc chào bán cổ phiếu nhằm nhằm huy động vốn tài trợ việc mở rộng kinh doanh. Cụ thể, tăng cường năng lực sản xuất mở rộng nhà máy sản tại Công ty TNHH Một thành viên Chế tác và Kinh doanh Trang sức PNJ nhằm tăng công suất sản xuất, phục cho mảng bán lẻ.
Bên cạnh đó, Vàng bạc đá quý Phú Nhuận cũng dự kiến dùng nguồn lực huy động được để cải tiến, đổi mới công nghệ sản xuất và mẫu mã sản phẩm, tài trợ việc phát triển chuỗi cửa hàng bán lẻ và tài trợ lộ trình chuyển đổi số tại doanh nghiệp.
Thời gian phát hành riêng lẻ dự kiến thực hiện ngay từ quý 4/2021 đến tháng 6 năm 2022, sau khi được UBCK Nhà nước chấp thuận.
Nếu chiếu theo thị giá 95.600 đồng/cổ phiếu hiện nay của PNJ, ước tính doanh nghiệp có thể thu về xấp xỉ 1.434 tỷ đồng nếu thương vụ hoàn tất trọn vẹn.
Trên thị trường chứng khoán, sau khi trải qua giai đoạn tăng mạnh từ cuối tháng 8, cổ phiếu PNJ đang có điều chỉnh giảm xuống mốc 95.600 đồng/cổ phiếu.
Về tình hình kinh doanh, lũy kế 11 tháng đầu năm, Vàng bạc đá quý Phú Nhuận ghi nhận doanh thu thuần đạt 16.755 tỷ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế giảm 10,4% xuống còn 837 tỷ đồng. Như vậy, sau 11 tháng đầu năm, Vàng bạc đá quý Phú Nhuận hoàn thành 79,8% kế hoạch doanh thu và 68,1% kế hoạch lợi nhuận sau thuế đặt ra cho năm 2021.
Vàng bạc đá quý Phú Nhuận đã mở mới 21 cửa hàng (trong đó 20 cửa hàng PNJGold, 1 cửa hàng PNJStyle), nhãn hàng Pandora đã đạt mốc 12 cửa hàng và PNJStyle đạt 7 cửa hàng ở các thành phố lớn sau 11 tháng đầu năm. Bên cạnh việc mở mới, Công ty đã giảm18 cửa hàng PNJSilver, 1 cửa hàng CAO.
Kết quả kinh doanh quý 3
Trước đó, quý III/2021 là quý Vàng bạc đá quý Phú Nhuận có kết quả kinh doanh thấp nhất kể từ khi niêm yết. Cụ thể, doanh thu quý III/2021 của công ty giảm 77,6% so với cùng kỳ, xuống còn 877 tỷ đồng do 80% cửa hàng phải đóng cửa trong khoảng 10 tuần đến giữa tháng 9 vì giãn cách xã hội nghiêm ngặt. Công ty ghi nhận khoản lỗ 160 tỷ đồng; trong khi cùng kỳ năm ngoái doanh nghiệp này lãi 202 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng năm 2021, doanh thu của Vàng bạc đá quý Phú Nhuận đạt 12,514 tỷ đồng, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 576 tỷ đồng, giảm hơn 10% so với cùng kỳ năm 2020. Như vậy, công ty mới chỉ hoàn thành 59,6% và 46,9% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2021.
Ban lãnh đạo Vàng bạc đá quý Phú Nhuận cho rằng nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt đối với các sản phẩm không thiết yếu như trang sức, sẽ khó phục hồi trong ngắn hạn, chủ yếu do tình hình tài chính bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên công ty sở hữu lợi thế cạnh tranh lớn, kỳ vọng sẽ giành được thị phần từ các cửa hàng bán trang lẻ sức đã buộc phải đóng cửa do không thể tiếp tục hoạt động khi thời gian giãn cách kéo dài. Theo ước tính, hiện tại PNJ chỉ chiếm 30% thị phần trong các chuỗi bán lẻ trang sức.
VNDIRECT dự báo thị trường trang sức thế giới giai đoạn 2019-2025 có tốc độ tăng trưởng kép khoảng 5%; trong đó, trang sức có thương hiệu chiếm tỷ lệ nhỏ, chiếm khoảng 20% quy mô, tuy nhiên, sẽ có tốc độ tăng trưởng mạnh hơn để đạt quy mô chiếm khoảng 25-30% thị trường vào năm 2025.