Proof of Authority là gì?

Proof-of-Authority là thuật toán đồng thuận còn khá mới so với một số nhà đầu tư trên thị trường. Bên cạnh các thuật toán lâu đời như PoW và PoS, PoA cũng không kém cạnh, khi các giải pháp mà thuật toán này đem lại giúp ích nhiều cho các blockchain. Vậy Proof of Authority là gì?

Proof of Authority là gì?

Cơ chế đồng thuận là xương sống của các giao dịch kỹ thuật số ngang hàng. Kể từ khi Satoshi Nakamoto tạo ra khái niệm về Bitcoin, có lẽ Satoshi đã biết rằng một thành phần còn thiếu trong các giao dịch tài sản kỹ thuật số ngang hàng là khả năng loại bỏ sự trùng lặp, một vấn đề cố hữu trong không gian kỹ thuật số. 

Khả năng sử dụng một nhóm ngang hàng để xác thực hiệu quả tất cả hoạt động trong mạng để đảm bảo rằng mọi giao dịch đều hợp lệ là điều cần thiết trong việc tạo ra một hệ thống tài chính giao dịch đáng tin cậy.

Từ khái niệm này, mô hình đồng thuận ban đầu, Proof-of-Work, đã ra đời. Proof-of-Work yêu cầu giải các thuật toán phức tạp, tiêu thụ lượng lớn điện năng và khả năng tính toán. Mục tiêu là sử dụng các thuật toán đã giải này làm xác nhận giao dịch, thưởng cho những cá nhân đã giải quyết các giao dịch này bằng các tài sản kỹ thuật số.

Khi tiền điện tử ngày càng phát triển, Proof-of-Work bắt đầu không khuyến khích một số cá nhân tham gia vào thị trường, tuy nhiên, chi phí cho máy móc khá lớn và yêu cầu cơ sở hạ tầng phức tạp. Điều này dẫn đến sự ra đời của Proof-of-Stake, một cơ chế đồng thuận thân thiện với người dùng và tiết kiệm điện năng hơn. 

Cơ chế đồng thuận này yêu cầu các cá nhân phải giữ tài sản của họ trong ví để xác thực các giao dịch mạng. Họ cũng được thưởng token khi tham gia vào quá trình này. Tuy nhiên, cơ chế này vẫn tồn tại hạn chế với cá nhân mới tham gia thị trường.

Proof-of-Authority (PoA) giải quyết những vấn đề này.

Proof of Authority (PoA) là một thuật toán đồng thuận dựa trên danh tiếng, mang lại một giải pháp thực tế và hiệu quả cho các mạng blockchain (đặc biệt các mạng riêng). Thuật ngữ này do nhà đồng sáng lập và cựu CTO của Ethereum, Gavin Wood, đề xuất vào năm 2017. 

Thuật toán đồng thuật PoA đề cao giá trị của danh tính, nghĩa là những người xác thực khối không dựa trên số lượng coin mà họ nắm giữ mà dựa trên chính danh tiếng của mình. Do vậy, các blockchain PoA được bảo mật bởi các node xác thực được lựa chọn tùy ý như là các thực thể đáng tin cậy.

Proof of Authority cho phép người tham gia xác minh danh tính cá nhân của họ để đổi lấy quyền xác thực mạng và nhận phần thưởng. Hình thức đồng thuận này cung cấp một phương pháp xác nhận mạng hoàn toàn minh bạch, loại bỏ khả năng các phần tử độc hại tấn công mạng trong khi vẫn duy trì tính ẩn danh của họ. 

Các yêu cầu đối với một cá nhân để tham gia vào mạng PoA có thể đơn giản hoặc phức tạp tùy theo điều kiện mà quản trị viên mạng. Những tiến bộ như PoA sẽ chỉ hỗ trợ đảm bảo tính hợp pháp, bảo mật và tăng trưởng lâu dài của cả tiền điện tử và công nghệ blockchain.

Binance Smart Chain là blockchain khá thành công với thuật toán PoA. Sau khi ra mắt, blockchain này đã nhanh chóng thu hút rất nhiều nhà đầu tư, quỹ hỗ trợ. Bên cạnh đó, dữ liệu on-chain của BSC cũng phát triển và tăng trưởng đáng kể.

Các điều kiện cho Đồng thuận Proof of Authority

Mặc dù các hệ thống khác nhau có những điều kiện khác nhau, thuật toán đồng thuận PoA thường dựa vào các điều kiện sau: 

Điểm cốt lõi đằng sau cơ chế dựa trên danh tiếng là sự chắc chắn về nhận dạng của người xác thực. Quá trình này không được là một quá trình dễ dàng tuy nhiên cũng không được quá khó khăn. Nó phải có khả năng loại ra những người chơi xấu. Cuối cùng, việc bảo đảm rằng tất cả những người xác thực phải trải qua một quy trình giống nhau bảo đảm tính liêm chính và đáng tin cậy của hệ thống. 

Đặc điểm của Proof of Authority

Ưu điểm của PoA

PoA có những ưu điểm nổi bật sau:

Nhược điểm của PoA

Bên cạnh ưu điểm, các nhược điểm đáng chú ý của PoA bao gồm:

Exit mobile version